Bức tranh ‘độc’ nhất Tử Cấm Thành: Tưởng một mà hóa ba (P.2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Minh Hiến Tông hoàng đế thứ chín của nhà Minh. Vào năm đầu tiên sau khi đăng cơ, ông đã vẽ bức họa "A Group of Harmony". Qua tác phẩm này, ông muốn thể hiện lý tưởng dung hợp Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo cùng những kỳ vọng cho một tương lai hưng thịnh.

(Xem lại Phần 1: ‘5 bức tranh cổ ‘độc nhất vô nhị’ khiến người xem kinh ngạc’)

Bố cục của bức tranh này rất thú vị, trông giống như một bức tượng Di Lặc đang mỉm cười, ngồi xếp bằng, thân hình tròn trịa.

Tuy nhiên nếu nhìn kỹ lại thì đó là ba người trong một bức tranh. Bên trái là một cụ già đội mão Đạo giáo, bên phải là một nho sĩ đội khăn vuông. Hai người cầm mỗi đầu một cuốn kinh, người chính giữa đeo chuỗi hạt Phật trên tay, và ông ấy là Phật Di Lặc.

Nhìn từ xa, hình vẽ giống như một quả bóng lớn, sau khi nhìn kỹ sẽ thấy có ba người đang ôm nhau, nét mặt của ba vị này được mượn của nhau và tổng hợp lại thành một khuôn mặt. Bức tranh này đã tạo nên một sự bí ẩn và đáng kinh ngạc cho người nhìn.

(Nguồn: aboluowang)

Vào ngày 23/2/1464, Thái tử Chu Kiến Thâm kế vị vào lúc vừa 17 tuổi. Lấy hiệu là Thành Hóa, bắt đầu thời kỳ hưng thịnh được gọi là Thành Hóa tân phong.

Lúc bấy giờ ông đã nhận được sự đồng lòng của rất nhiều người dân và quan thần. Sau đó, ông đã vẽ bức "A Group of Harmony", mang ý nghĩa tích cực đối với sự ổn định và thống nhất của đất nước lúc bấy giờ.

Hoàng đế Minh Hiến Tông - niên hiệu là Thành Hoá. (Ảnh: wikimedia)

Về ý tưởng "Tam giáo hợp nhất", thì từ lâu, Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo là ba tôn giáo lớn có ảnh hưởng đến văn hóa Trung Quốc. Chính vì vậy, việc hài hòa tam giáo là mong ước rất lớn đối với một nhà vua như Thành Hóa.

Bách Diệp

Theo Ngẫm Radio

 



BÀI CHỌN LỌC

Bức tranh ‘độc’ nhất Tử Cấm Thành: Tưởng một mà hóa ba (P.2)