Cẩn thận khi trẻ con thường xuyên ngủ nướng vào ban ngày

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trẻ thường xuyên ngủ vào ban ngày, thậm chí có lúc ngủ đột ngột và thức giấc sau đó trong khoảng thời gian ngắn… bạn không nên cho rằng đây chỉ là do sự lười biếng hay mệt mỏi thông thường.

Bé A, 9 tuổi, là một cô bé hoạt bát, vui vẻ và vô tư, nhưng cô bé đã thay đổi rất nhiều trong năm qua.

Tâm trạng trở nên bất ổn, hay cáu gắt và khóc lóc vì những chuyện vặt vãnh; ngủ nhẹ vào ban đêm, dễ mơ, ban ngày thường buồn ngủ, thậm chí có lúc ngủ đột ngột, thường thức giấc sau khoảng 20 phút, chỉ vài phút sau khi tỉnh dậy thì lại cảm thấy bồn chồn, cũng có trường hợp đột ngột ngủ gật trong giờ học hoặc trên xe, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến học tập và cuộc sống.

Không chỉ vậy, điều khiến mẹ của A lo lắng là dù bé ăn uống đều đặn nhưng cân nặng của bé lại tăng rất nhanh, chỉ trong nửa năm đã tăng 10kg.

Điều gì đã xảy ra với đứa trẻ? Mẹ của A đã đưa bé đến bệnh viện địa phương để khám sức khỏe tổng thể như chụp CT đầu, nội tiết, sinh hóa và không phát hiện ra bất thường nào.

Cuối cùng, bé đã được chẩn đoán mắc "chứng ngủ rũ" thông qua một loạt các đánh giá tâm lý và kiểm tra theo dõi giấc ngủ tại bệnh viện lớn hơn.

Tiến sĩ Lưu Tĩnh Nhiên tại Bệnh viện Nhi Bắc Kinh (Trung Quốc), chứng ngủ rũ là một bệnh thần kinh mãn tính thường xuất hiện trước tuổi 20 hoặc đầu những năm 20 tuổi.

Khoảng 1/3 số bệnh nhân sẽ phát bệnh trước 15 tuổi, độ tuổi khởi phát sớm nhất có thể là 5, 6 tuổi.

Rối loạn này tương đối hiếm và dễ bị bỏ qua. Chứng ngủ rũ ở trẻ em có thể biểu hiện như sau:

  1. Buồn ngủ ban ngày quá mức: thường là triệu chứng sớm nhất, biểu hiện là buồn ngủ nhẹ hoặc nặng vào ban ngày hoặc không kiểm soát được giấc ngủ.

Một số trẻ ngủ nhiều bị lầm tưởng là do “lười biếng” vì các triệu chứng của chứng ngủ lịm không rõ ràng.

  1. Đột ngột ngã: Biểu hiện là mất trương lực cơ đột ngột trong thời gian ngắn. Mức độ nghiêm trọng có thể bắt đầu từ việc đầu và vai rủ xuống nhẹ (ngã một phần), đến cong đầu gối và đột ngột ngã xuống đất (ngã hoàn toàn).

Một số trẻ có "khuôn mặt kỳ lạ", mở hàm dưới đột ngột, mí mắt sụp xuống, lắc đầu hoặc thè lưỡi.

  1. Ảo giác trước khi chìm vào giấc ngủ hoặc khi thức dậy: Một số trẻ có những trải nghiệm sống động giống như giấc mơ khi chúng chuẩn bị ngủ hoặc thức dậy, điều này dễ dẫn đến dao động cảm xúc.
  2. Tê liệt khi ngủ: Khi vừa thức dậy, cơ thể không thể cử động (thường được gọi là "ma ấn" hay "bóng đè").
  3. Các biểu hiện thường gặp khác: rối loạn giấc ngủ vào ban đêm; bốc đồng, cảm xúc không ổn định, lo lắng, trầm cảm, tăng động và các vấn đề tâm thần cũng như tâm lý khác; béo phì và dậy thì sớm.

Cuối cùng, bác sĩ Lưu nhấn mạnh, chứng ngủ rũ là căn bệnh kéo dài suốt đời, hiện nay chưa có thuốc chữa nhưng chỉ cần phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm các triệu chứng thì có thể giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Cẩn thận khi trẻ con thường xuyên ngủ nướng vào ban ngày