Chừng nào còn ĐCS Trung Quốc, thương chiến vẫn sẽ còn tiếp diễn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phần lớn hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ Hoa Kỳ (và nhiều nước khác) được mua bởi các công ty nhà nước Trung Quốc, và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có khả năng trực tiếp can thiệp vào hoạt động ngoại thương. Đó là lý do vì sao chừng nào còn ĐCSTQ, thương chiến sẽ còn tiếp diễn.

Theo New York Times, chuyên gia kinh tế Rufus Yerxa đã lưu ý rằng: “Những kiểu thỏa thuận cam kết mua hàng thực sự đơn giản đó với các công ty Trung Quốc, trên thực tế sẽ củng cố quyền sở hữu nhà nước của ĐCSTQ, thay vì khiến nó giảm đi”.

Chuyên gia Shawn Donnan của Bloomberg cũng đưa ra lập luận tương tự. Và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đồng thuận với quan điểm này tại các cuộc họp Mùa xuân.

Tất cả mọi thứ của nền kinh tế nằm trong tay ĐCSTQ

Tuy nhiên, lập luận trên đây bỏ sót một điểm quan trọng: Trung Quốc không bao giờ ngừng can thiệp chính trị vào phần lớn hoạt động thương mại quốc tế của mình, chính xác hơn là vào quyết định nhập khẩu. Khi giao dịch với ĐCSTQ, hãy quên đi cấu trúc chính thức của “thương mại” — thuế quan, hạn ngạch và những thứ tương tự.

“Chúng không quan trọng khi phần lớn hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc được thực hiện bởi các công ty nhà nước, và các công ty tư nhân chỉ có thể nhập khẩu với giấy phép của nhà nước Trung Quốc”, chuyên gia Mark Wu đã chỉ ra những thách thức mà Trung Quốc đặt ra cho các quy tắc thương mại toàn cầu.

Khi chính quyền Trung Quốc kiểm soát các công ty nhập khẩu, thì tác động sẽ rất lớn.

Đó là lý do tại sao Trung Quốc có thể ngừng buôn bán dầu canola với Canada mà không cần chính thức áp dụng bất kỳ mức thuế nào.

Đó là lý do tại sao Trung Quốc có thể giảm quy mô mua than của Úc mà không phải nộp đơn kiện thuế quan “bán phá giá” hoặc “an ninh quốc gia”.

Và đó là lý do tại sao - khi cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ bắt đầu - việc Trung Quốc nhập khẩu đối với một số mặt hàng của Hoa Kỳ chỉ đơn giản là về 0.

Tất cả những lời bàn tán về cải cách và mở cửa của Trung Quốc theo một nghĩa nào đó, chỉ có thể nói đó là trò “lừa bịp”. Trung Quốc đã mở cửa cho các linh kiện nhập khẩu để phục vụ việc tái sản xuất, và luôn sẵn sàng nhập khẩu những thứ mà họ thực sự cần hoặc không thể sản xuất trong nước.

Nhưng nhiều thập kỷ sau khi bắt đầu “cải cách”, chế độ Trung Quốc vẫn kiểm soát phần lớn lượng hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc (thông qua quyền sở hữu của họ đối với các công ty chủ chốt của nền kinh tế này); và có thể ảnh hưởng đến phần lớn nhập khẩu hàng hóa (thông qua các công ty thương mại nhà nước như Công ty hạt giống và hạt có dầu nhà nước-COFCO và các công ty dầu khí nhà nước).

Hãy xem xét cấu trúc thị trường của 4 trong số các loại hàng hóa Mỹ xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc: máy bay, đậu nành, ô tô và dầu khí. Các nhà sản xuất Hoa Kỳ đã bán sản phẩm cho nhà nước của Trung Quốc, chứ không phải cho thị trường tư nhân.

Ai mua Boeings?

Chính quyền Trung Quốc vừa là thị trường lớn nhất của Boeing, vừa là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong tương lai của Boeing (Ảnh: Keith Tsuji/Getty Images)
Chính quyền Trung Quốc vừa là thị trường lớn nhất của Boeing, vừa là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong tương lai của Boeing (Ảnh: Keith Tsuji/Getty Images)

Các hãng hàng không Trung Quốc đều thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc và một hãng hàng không tư nhân gặp khó khăn về tài chính (Hainan, công ty mẹ hiện dựa vào sự hậu thuẫn của nhà nước). Trừ khi có điều gì đó thay đổi về mặt thể chế, các công ty này phải nhận được sự chấp thuận của NDRC (cơ quan kế hoạch nhà nước của Trung Quốc) trước khi quyết định mọi giao dịch mua bán.

Chính quyền Trung Quốc vừa là thị trường lớn nhất của Boeing, vừa là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong tương lai của Boeing (thông qua việc Trung Quốc sở hữu COMAC, nhà vô địch quốc gia về hàng không dân dụng của Trung Quốc).

Và Trung Quốc tăng cường sức nặng của mình với “bản nhái Rolls-Royce”, khi tìm cách sản xuất một dòng xe có khả năng cạnh tranh với Rolls Royce. Họ làm được điều này nhờ vào mô phỏng thiết kế của các siêu xe trên thế giới cho đến việc trang bị nội thất. Tuy nhiên, mọi người dễ dàng nhận thấy, điểm chung của những ô tô siêu sang Trung Quốc là khả năng pha trộn và cóp nhặt đủ loại hình dáng từ các siêu xe khác.

Ai mua đậu nành?

Người mua lớn nhất gần như chắc chắn là công ty độc quyền kinh doanh ngũ cốc nhà nước của Trung Quốc, Công ty Hạt, Ngũ cốc và Thực phẩm Quốc gia Trung Quốc (COFCO).

Nó không còn độc quyền đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, nhưng nó kiểm soát rất nhiều cơ sở hạ tầng cần thiết để nhập khẩu đậu nành, nghiền thành bột và vận chuyển đậu nành đã qua chế biến đến các trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm ở Trung Quốc.

Sinograin - công ty quản lý kho dự trữ chiến lược của nhà nước Trung Quốc - đôi khi cũng bước vào thị trường. Các nhà nhập khẩu nhỏ hơn thường cần giấy phép nhập khẩu do nhà nước cấp.

Ai nhập khẩu dầu khí?

Các nhà nhập khẩu lớn vẫn là các công ty dầu khí lớn thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, kiểm soát đường ống và sở hữu số lượng lớn (nhưng không phải tất cả) các nhà máy lọc dầu.

Nó phức tạp hơn một chút trong Khí hóa lỏng. Như Trung tâm Tiến bộ của Mỹ lưu ý, Trung Quốc đã cho phép các công ty tư nhân xây dựng cơ sở hạ tầng để nhập khẩu Khí hóa lỏng (thiết bị đầu cuối tái định vị và những thứ tương tự).

Nhưng các nhà đầu tư vào các dự án lớn ở nước ngoài vẫn có xu hướng là các công ty nhà nước Trung Quốc. Vì vậy, “thỏa thuận” về Khí hóa lỏng với Hoa Kỳ liên quan đến một công ty nhà nước. Dường như quyền kiểm soát của chính quyền này sẽ không bao giờ thực sự biến mất.

Ai nhập khẩu ô tô?

Đó là một lĩnh vực mà nhà nước Trung Quốc không phải là người mua chính. Các rào cản chính thức đối với thương mại thực sự khá cao. Thuế của Trung Quốc đối với ô tô từng là 25% (20% đối với xe tải). Ngay cả ở mức 15% thì chúng cũng tương đối cao.

Và Trung Quốc - thông qua các liên doanh nước ngoài - đã có được bí quyết công nghệ để có thể phát triển năng lực sản xuất trong nước đáng kể. Chính quyền này không “cần” nhập khẩu: tất cả nhu cầu trong nước có thể được đáp ứng bởi sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, các thương hiệu hạng sang của Đức vẫn bán được xe cho thị trường Trung Quốc, ngay cả khi Trung Quốc áp thuế cao.

Và các công ty Đức đã có thể làm như vậy, theo một nghĩa nào đó - là vì xe “siêu sang” của Đức được các quan chức Trung Quốc ưa thích - chúng được mua theo kiểu tư nhân.

Sau chiến dịch chống tham nhũng, các quan chức hàng đầu của Trung Quốc đành phải “ngậm ngùi” đổi từ Audi sang... BMW. (Ảnh: Getty Images)
Sau chiến dịch chống tham nhũng, các quan chức hàng đầu của Trung Quốc đành phải “ngậm ngùi” đổi từ Audi sang... BMW. (Ảnh: Getty Images)

Audi đã trở thành thương hiệu xe sang ưa thích của các quan chức ĐCSTQ, Và do đó đã lọt vào danh sách mua sắm của chính phủ. Đã có lúc nhà nước Trung Quốc chiếm tới 1/12 tổng nhu cầu toàn cầu đối với một số loại Audis. Sau chiến dịch chống tham nhũng, các quan chức hàng đầu của Trung Quốc đành phải “ngậm ngùi” đổi sang... BMW.

Chạy đâu cho thoát chính quyền Trung Quốc?

Thực tế là ảnh hưởng của nhà nước Trung Quốc đối với một loạt các giao dịch mua lớn, bao gồm cả các đơn đặt hàng lớn đối với một loạt mặt hàng nhập khẩu, chưa bao giờ thực sự biến mất, kể cả sau khi Trung Quốc gia nhập WTO.

Như cách nói của phương Tây, đó chính là “con voi ở giữa phòng” mà không ai nhìn thấy, hoặc vờ như không thấy.

Nó có thể vô hiệu hoặc giảm hiệu lực của kết quả đàm phán các chính sách như thuế quan, hạn ngạch… Từ khu vực này đến khu vực khác - đặc biệt là về tư liệu sản xuất - khi người mua cuối cùng là nhà nước Trung Quốc.

Ai mua thiết bị mạng viễn thông? - Ba công ty viễn thông thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc.

Ai mua thiết bị đường sắt, như tàu cao tốc? - Bộ đường sắt Trung Quốc và các công ty trực thuộc.

Ai mua điện được tạo ra từ các trang trại năng lượng mặt trời lớn, tuabin gió và máy phát điện khí tự nhiên? - Các công ty lưới điện nhà nước Trung Quốc và Tập đoàn Truyền tải điện Nam Trung Quốc - China Southern Power Grid.

Ai mua hệ thống điện tử và động cơ cho máy bay thương mại bản địa của Trung Quốc? - “Nhà vô địch quốc gia” của Trung Quốc về hàng không dân dụng.

Ai mua thiết bị y tế? - Phần lớn việc mua sắm tại bệnh viện công là do chính quyền địa phương.

Ai là người đặt ra các mức giá quan trọng, như giá tiền tệ của Trung Quốc? - Đó là một câu hỏi hơi dư thừa, vì chính quyền Trung Quốc vẫn thao túng tiền tệ của mình (giữ trong một biên giao động không được công bố) ngay cả khi việc quản lý của họ không dễ thấy như trước đây.

Tất cả những gì được trình bày trên đây chỉ là sự mô tả về chính quyền Trung Quốc như nó vốn có.

Những ‘con mồi’ sa lưới?

General Electric có thể thành lập công ty sản xuất tuabin khí độc lập của riêng mình ở Trung Quốc, nhưng họ vẫn cần bán những tuabin đó cho các công ty điện do nhà nước điều hành và cuối cùng là bán cho lưới điện quốc gia Trung Quốc.

Rolls-Royce đang xem xét thành lập một công ty con để sản xuất động cơ phản lực ở Trung Quốc nhằm đạt được hợp đồng cung cấp động cơ cho các hãng hàng không của Trung Quốc trong tương lai. Airbus có thể đồng ý sản xuất A330 cũng như A320 ở Trung Quốc để cố gắng tăng thị phần.

Đây là một phần nguyên nhân (các công ty tự nguyện trở thành "con mồi") khiến chính quyền Trung Quốc không sẵn sàng từ bỏ quyền kiểm soát của nhà nước đối với các ngành trong nền kinh tế hay các cuộc đàm phán thương mại. Vì vậy, nếu Trung Quốc không muốn nhập khẩu thứ gì đó, họ có rất nhiều đòn bẩy có thể sử dụng để hạn chế nhu cầu nhập khẩu — ngay cả khi không có các loại kiểm soát hoặc thuế chính thức ở biên giới.

Mặt khác, việc mong đợi Trung Quốc phá bỏ các thể chế cốt lõi của mô hình kinh tế chuyên quyền trong một cuộc đàm phán thương mại là cực khó. Và cho đến khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thất bại hoặc tự thoái lui khỏi “tầm chỉ huy” nền kinh tế Trung Quốc (hay các quyết định đầu tư lớn), thì thế giới vẫn sẽ còn… thương chiến

Chủ tịch Tập muốn ‘nắm trong tay tất cả’, kể cả doanh nghiệp tư nhân

Ai cũng biết, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là “đặc sản” của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ. Trong một bài xã luận vào ngày 15/8 trên tờ Qiushi (tập san chính trị) của ĐCSTQ, ông Tập nói rằng nền kinh tế chính trị do ĐCSTQ lãnh đạo vẫn phải là nền tảng để xây dựng đất nước trong tương lai, với các DNNN được hưởng một vị thế đặc quyền.

Không dừng ở đó, toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc rồi đây sẽ nằm trong tay ĐCSTQ.

Câu chuyện hàng đầu trên CCTV Evening News hôm thứ Tư (ngày 15/9) - Chủ tịch Tập ban hành "chỉ thị quan trọng", với một tiêu đề dài dòng: "Ý kiến ​​về Tăng cường Công tác Mặt trận Thống nhất của Kinh tế Tư nhân trong Kỷ nguyên Mới". Mục đích cuối cùng đơn giản là để ĐCSTQ có thể thâm nhập, can thiệp và kiểm soát tư tưởng lãnh đạo của khối doanh nghiệp tư nhân (DNTN).

Vậy theo hướng này, Bắc Kinh sẽ tiến tới chỉ đạo cả việc DNTN mua hàng hóa gì, bao nhiêu, từ ai; quốc gia nào sẽ bị trừng phạt bằng việc ngừng mua hàng nếu trái ý của Bắc Kinh.

Hay nói cách khác, chừng nào còn ĐCSTQ với “quyền sinh sát” trong tay Chủ tịch Tập (kèm theo vai trò của DNNN càng ngày càng mở rộng và đi sâu vào nền kinh tế), và chỉ được giải quyết (trên từng hợp đồng đàm phán) với người quyết định là ông Tập; thì thương chiến Trung – Mỹ hay với bất kỳ quốc gia nào khác sẽ không thể kết thúc.

Tác giả: Brad W. Setser là thành viên cấp cao của Steven A. Tananbaum về kinh tế quốc tế tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại. Chuyên môn của ông bao gồm kinh tế vĩ mô, dòng vốn toàn cầu, phân tích tính dễ bị tổn thương tài chính, tái cấu trúc nợ có chủ quyền và quản lý các cuộc khủng hoảng tài chính.

Thiện Nhân



BÀI CHỌN LỌC

Chừng nào còn ĐCS Trung Quốc, thương chiến vẫn sẽ còn tiếp diễn