Chuyên gia: Chỉ có 6 quốc gia chịu trách nhiệm về 90% lượng rác thải trong bãi rác Bắc Thái Bình Dương

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà nghiên cứu của dự án Làm sạch Đại dương (Ocean Cleanup) và Đại học Wageningen đã phát hiện ra rằng hơn 90% chất thải có thể xác định được tạo nên Bãi rác Bắc Thái Bình Dương, có nguồn gốc chỉ ở 6 quốc gia. Trong đó, tất cả các quốc gia đều bắt cá quy mô công nghiệp lớn. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports vào ngày 01/09.

Bãi rác Bắc Thái Bình Dương là một tập hợp các mảnh vụn rác từ biển và các chất thải khác nằm ở trung tâm Bắc Thái Bình Dương. Các nhà nghiên cứu từ dự án Ocean Cleanup ước tính rằng mảng này có diện tích 620 nghìn dặm vuông (1,6 triệu km vuông).

Bãi rác này bao gồm hai khu vực chính: “Bãi rác phía Đông” từ California đến Hawaii, và “Bãi rác phía Tây” kéo dài từ Hawaii đến Nhật Bản.

Mặc dù hầu hết mọi người đều hình dung các mảng này như những hòn đảo rác khổng lồ, nhưng thực tế là phần lớn các mảng này có mật độ khá thấp, khoảng 4 hạt chất thải trên một mét khối khiến hình ảnh vệ tinh không thể phát hiện được.

Các nhà nghiên cứu đã phân loại và nghiên cứu 6.000 mảnh rác từ bãi rác bắc Thái Bình Dương với mục tiêu tìm ra nguồn gốc của rác thải. Họ tìm kiếm các từ vựng và logo in trên mảnh vỡ để xác định quốc gia nguồn gốc. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khoảng 1/3 số lượng rác không thể xác định được, có nghĩa là họ không thể phân biệt mục đích sử dụng trước đó của rác hoặc nguồn gốc của nó.

Những gì họ có thể kết luận là khoảng 26% rác đến từ các thiết bị đánh cá. Phao và phao nhựa chiếm khoảng 3% số đồ vật mà họ tìm thấy; một khối lượng không cân xứng chiếm khoảng 21% tổng số rác trong các bãi rác.

Trong số 6.000 mảnh rác được phân tích, các nhà nghiên cứu đã có thể xác định nguồn gốc xuất xứ của 232 đồ vật.

Nhật Bản là quốc gia đóng góp nhiều nhất vào lượng chất thải có thể xác định được với 33,6% trong khi Trung Quốc được cho là đóng góp lượng chất thải lớn thứ hai với 32,3%.

Hàn Quốc đóng góp 9,9% lượng rác thải ở bãi rác bắc Thái Bình Dương, tiếp theo là Hoa Kỳ với 6,5%, Đài Loan với 5,6% và Canada với 4,7%.

Tổng cộng, nghiên cứu kết luận rằng 92% chất thải có thể xác định được trong các bãi rác này có nguồn gốc từ 6 quốc gia kể trên. Nghiên cứu cũng kết luận rằng rác trong bãi rác bắc Thái Bình Dương có khả năng đến từ các hoạt động đánh bắt cao hơn gấp 10 lần so với các hoạt động trên đất liền.

Chuyên gia: Chỉ có 6 quốc gia chịu trách nhiệm về 90% lượng rác thải có thể xác định được trong khu rác thải Bắc Thái Bình Dương
Một lon nhựa màu đen được tìm thấy dạt vào bờ biển Jimbaran vào ngày 30/01/2021 ở Jimbaran, Bali, Indonesia. Theo các nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học, khoảng triệu tấn nhựa được ném vào đại dương mỗi năm. Đến năm 2050, người ta ước tính rằng trọng lượng của nhựa trong các đại dương sẽ vượt quá trọng lượng của tất cả sinh vật biển, và vi nhựa đã được cá ăn và bắt đầu xuất hiện trong chuỗi thức ăn của con người. (Ảnh: Agung Parameswara / Getty Images)

Tác động môi trường

Ô nhiễm nhựa ở biển có quy mô từ các mảnh vụn lớn như phao bỏ đi, chai lọ và túi cho đến vi nhựa, được hình thành từ sự phân mảnh của vật liệu nhựa.

Người ta ước tính rằng 80% các mảnh vụn rác thải trên biển là nhựa. Vào năm 2013, người ta ước tính rằng có khoảng 86 triệu tấn rác biển bằng nhựa trong đại dương trên toàn thế giới. Ước tính này giả định rằng 1,4% lượng nhựa toàn cầu được sản xuất từ ​​năm 1950 đến năm 2013 đã đi vào đại dương.

Người ta cũng ước tính rằng từ 19 đến 23 triệu tấn nhựa đi vào các đại dương trên thế giới hàng năm.

Vào đầu những năm 2000, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng một số sinh vật đã thực sự thích nghi để sống trên các mảnh vụn nhựa trôi nổi, cho phép chúng (các sinh vật) di chuyển theo dòng hải lưu, có khả năng biến chúng thành các loài xâm lấn.

Nghiên cứu được thực hiện ở vùng biển xung quanh Australia vào năm 2014, đã tìm thấy các loài vi khuẩn, ở trên các mảnh vụn nhỏ như mảnh vảy, ăn vào nhựa tạo thành các hố và rãnh.

Điều này khiến một số nhà nghiên cứu suy đoán rằng vi khuẩn có thể là lý do tại sao các nhà nghiên cứu không nhìn thấy sự tích tụ nhựa như mong đợi, do mức độ đổ thải cao liên tục.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra các vi sợi nhựa trong các mẫu lõi được khoan từ trầm tích dưới đáy đại dương sâu.

Trong khi các mảnh vụn hữu cơ phân hủy sinh học trong đại dương, các mảnh vụn nhựa có xu hướng phân hủy thành các mảnh nhỏ hơn và nhỏ hơn xuống cấp độ phân tử. Một số nhựa phân hủy trong vòng một năm giải phóng các hóa chất độc hại tiềm ẩn như bisphenol A, PCB và các dẫn xuất của polystyrene .

Các mảnh nhựa cực nhỏ tập trung ở cột nước phía trên và trở nên đủ nhỏ để các sinh vật sống dưới nước sinh sống gần bề mặt đại dương ăn vào và khi nó phân hủy nhiều hơn, ngay cả vi sinh vật cũng có thể ăn và chuyển hóa chúng (nhựa), chuyển nhựa thành carbon dioxide.

Một báo cáo năm 2010 của Dự án Phục hồi Rùa Biển, ước tính rằng ô nhiễm nhựa trong các đại dương gây hại cho khoảng 100.000 con rùa biển và động vật có vú biển, cùng với 1 triệu sinh vật biển khác mỗi năm.

Sứa, một loài được một số rùa biển tiêu thụ, đôi khi bị rùa biển nhầm lẫn với túi nhựa và có thể giết chết con vật này (rùa biển) do tắc nghẽn thực quản.

Một nghiên cứu năm 2004 kết luận rằng Mòng biển, sống ở Biển Bắc, có trung bình 30 mảnh nhựa trong dạ dày của chúng.

Có những tác động đáng ngờ trên phạm vi rộng đối với con người. Nhựa đại dương đã xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người, chủ yếu thông qua việc tiêu hóa động vật có vỏ và động vật giáp xác. Ăn phải nhựa có liên quan đến các tác động sinh sản, gây ung thư và gây đột biến gen.

Hợp chất tổng hợp được biết đến nhiều nhất được sử dụng trong nhựa là bisphenol A, có liên quan đến bệnh tự miễn dịch và các tác nhân gây rối loạn nội tiết, dẫn đến giảm khả năng sinh sản của nam giới và ung thư vú.

Minh Đăng

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Chỉ có 6 quốc gia chịu trách nhiệm về 90% lượng rác thải trong bãi rác Bắc Thái Bình Dương