Chuyên gia: Hãy bảo vệ 'cuộc đảo chính Dân chủ'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các quốc gia như Trung Quốc, Nga, Miến Điện (Myanmar) và Ethiopia ngày nay đang tiến hành các cuộc diệt chủng. Những quốc gia khác ở Triều Tiên, Iran và Venezuela cũng đang gia tăng hàng triệu người chết bằng cách sử dụng vũ lực: giam giữ tùy tiện và tra tấn nạn nhân để duy trì quyền lực. Do đó, thông thường họ chỉ có thể bị xoá sổ bằng vũ lực. Đôi khi họ nhận được sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Nhưng những người theo chủ nghĩa biệt lập ở Hoa Kỳ đã quên mất lịch sử của chính mình. Và họ cũng không quan tâm nhiều đến dân chủ và nhân quyền ở nước ngoài. Họ không hiểu rằng, việc cho phép các nhà độc tài hoành hành có nghĩa là sẽ gieo rắc nỗi kinh hoàng trên đất Mỹ, hoặc gây sự nhầm lẫn giữa cuộc chiến bảo vệ sang cuộc chiến xâm lược.

Một trong những cách ít tốn kém nhất và có lợi nhất để lật đổ những kẻ độc tài tồi tệ nhất là thông qua một cuộc đảo chính dân chủ không đổ máu. Trong đó quân đội nhẹ nhàng xoá sổ một nhà độc tài khỏi chiếc ghế quyền lực, nhanh chóng chuyển đổi đất nước sang chế độ dân chủ. Những nhà độc tài này sẽ được chi trả hàng triệu USD để rời đi một cách hòa bình, có thể đến miền nam nước Pháp hoặc nghỉ hưu ở một căn nhà gỗ ở Thụy Sĩ.

Người Mỹ (và các nhà độc tài) nên ủng hộ kiểu đảo chính đó. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia duy nhất có khả năng thực hiện được sự việc này, vì nó đòi hỏi một kế hoạch rất lớn đi kèm với nguồn lực, hậu cần và các mối liên hệ của chế độ chuyên quyền cần được giúp đỡ.

Tuy nhiên, khi cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton (2018–2019) nói nhiều đến điều đó vào hôm 12/7, đề cập một cách phiến diện rằng ông đã lên kế hoạch cho các cuộc đảo chính như vậy và trích dẫn ví dụ về Venezuela, phóng viên đài CNN đã bị sốc. Phản ứng của công chúng nhanh chóng giấy khởi, không chỉ bởi các quốc gia Trung Quốc và Nga, mà còn bởi các phương tiện truyền thông chính thống thiên tả ngay trên đất Mỹ.

Các đại biểu quân đội đứng thành đội hình sau khi kỷ niệm 110 năm Cách mạng Tân Hợi, lật đổ nhà Thanh và dẫn đến việc thành lập Trung Hoa Dân quốc, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, hôm 9/10/2021 (Ảnh: Noel Celis/AFP/Getty Images)

Ví dụ, một “phóng viên” của tờ The Washington Post đã trích dẫn một nhóm các nhà độc tài, bao gồm từ ba quốc gia được đề cập ở trên, nhưng không thấy ai đưa ra lập luận đối lập. Ngay cả đài Fox NewsThe Wall Street Journal cũng không bảo vệ được ông Bolton.

Các cuộc đảo chính dân chủ đã lặp lại nhiều lần trong lịch sử, được giáo sư luật Ozan O. Varol trình bày chi tiết trong Tạp chí Luật Quốc tế Harvard năm 2012 và Nhà xuất bản Đại học Oxford năm 2017.

Giáo sư Varol lập luận rằng, trong một vài bối cảnh, một cuộc đảo chính dân chủ thích hợp hơn các hình thức dân chủ hóa khác.

“Sự can thiệp quân sự có thể là lựa chọn khả dụng duy nhất để dìu dắt một quốc gia vượt qua quá trình chuyển đổi từ tình trạng hỗn loạn sang nền dân chủ vì các phương pháp dân chủ hóa khác đã bị chế độ độc tài hoặc chế độ toàn trị chặn đứng", ông Varol viết trên tạp chí.

Điều đó nghe rất giống với Trung Quốc và Nga ngày nay. Nhưng tầm nhìn của giáo sư Varol còn xa hơn thế nhiều.

“Ví dụ, ở Bồ Đào Nha vào năm 1974, chính phủ độc tài đảm bảo rằng phe đối lập chống chế độ vẫn còn quá vô tổ chức, về mặt xã hội và chính trị, và có vai trò chủ chốt trong việc lật đổ chính phủ, điều này đã khiến quân đội Bồ Đào Nha tổ chức một cuộc đảo chính để lật đổ và thay thế nó bằng một chế độ dân chủ”, ông viết.

Cuộc đảo chính ở Bồ Đào Nha chống lại một nhà độc tài cánh hữu của các sĩ quan quân đội cánh tả gần như đã dẫn đến thảm họa: sự củng cố của một chế độ độc tài thứ hai.

Rất may, điều đó đã không xảy ra. Theo ông Cullen Nutt, một giáo sư tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nước Mỹ đã cứu vớt được sự kiện này. (Tôi không mỉa mai đâu).

Đại sứ Frank Carlucci và Cơ quan Tình báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA) khuyến khích các sĩ quan ôn hòa của Bồ Đào Nha, kể cả với lời hứa cung cấp vũ khí bí mật, buộc phải tổ chức một cuộc bầu cử. Mỹ đã tài trợ cho Đảng Xã hội Bồ Đào Nha, ít nhất là hàng trăm nghìn USD trong các cuộc vận động quyên góp bí mật, và họ đã đánh bại ĐCS Bồ Đào Nha. Kết quả là, Bồ Đào Nha trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với tư cách là một nền dân chủ. Quốc gia này đã né được làn đạn của chế độ độc tài.

Các ví dụ khác về các cuộc đảo chính dân chủ, được ông Varol phân tích, bao gồm các cuộc đảo chính vào năm 1960 ở Thổ Nhĩ Kỳ và năm 2011 ở Ai Cập. Cả hai đều dẫn đến các cuộc bầu cử và dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ lâu hơn ở Ai Cập.

Các cuộc đảo chính dân chủ không phải là an toàn và Hoa Kỳ không nên tài trợ cho các ứng cử viên trong các nền dân chủ trưởng thành. Nhưng người ta phải tự hỏi rằng nỗi đau khổ của con người có thể đã được ngăn chặn đến mức nào nếu các cuộc đảo chính được tiến hành chống lại Lenin vào năm 1917, Hitler vào năm 1938, hoặc Mao vào năm 1949.

Thiếu điều đó, chúng ta một lần nữa phải đối mặt với các nhà độc tài hung hãn và sở hữu vũ khí hạt nhân ở Moscow và Bắc Kinh, những kẻ “không có giới hạn” đối với tham vọng toàn cầu. Sức mạnh và sự vươn tới ngày nay của chúng là kết quả trực tiếp của Thế chiến II và có tính hủy diệt cao.

Mặc dù có lẽ đó là một sai lầm khi ông Bolton “thừa nhận” lập kế hoạch đảo chính, và các phương tiện truyền thông chính thống quá dễ dàng trong việc xoá sổ ông. Họ làm như vậy từ quan điểm lịch sử và được cho là vô đạo đức.

Nếu một số sĩ quan dũng cảm và tháo vát, được Hoa Kỳ hoặc Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ, quản lý một cuộc đảo chính dân chủ ở Moscow hoặc Bắc Kinh bây giờ, tất cả chúng ta có thể tốt hơn cho nó. Do đó, khả năng và “chủ nghĩa can thiệp tân bảo thủ” của ông Bolton, như tờ The Washington Post đã nói, cần được xem xét nghiêm túc hơn.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Lam Giang

Theo The Epoch Times

Tác giả Anders Corr có bằng cử nhân / thạc sĩ Khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và bằng tiến sĩ Quản trị nhà nước tại Đại học Harvard (2008). Ông là chủ nhiệm của Corr Analytics - nhà xuất bản của The Journal of Political Risk (Tạp chí Rủi ro Chính trị). Ông Anders Corr đã thực hiện nhiều nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á; và là tác giả của cuốn sách The Concentration of Power: Institutionalization, Hierarchy, and Hegemony (Tập trung quyền lực: Thể chế hóa, Hệ thống cấp bậc, và Bá quyền) và cuốn sách Great Powers, Grand Strategies: the New Game in the South China Sea (Những quyền lực lớn, những chiến lược lớn: Trò chơi mới trên Biển Đông).



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Hãy bảo vệ 'cuộc đảo chính Dân chủ'