'Con mèo' trên Internet khiến Bắc Kinh lo sợ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Để đàn áp 'Phong trào Giấy trắng', Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp leo thang để tăng cường kiểm duyệt thông tin trực tuyến. Tuy nhiên, có một tài khoản Twitter với hình đại diện là một 'con mèo' đã khiến Bắc Kinh không khỏi lo sợ, bởi tài khoản này đã tích cực đăng tải hình ảnh và video liên quan đến các cuộc biểu tình phản đối chính sách phong tỏa Covid-19 và phơi bày những thông tin nhạy cảm mà chính quyền Trung Quốc muốn che giấu.

Các chính sách phòng chống dịch cực đoan của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dẫn đến sự bùng nổ của "Phong trào Sách trắng” ở nước này. Để đàn áp phong trào này, ĐCSTQ đã thực hiện các biện pháp leo thang để tăng cường kiểm duyệt thông tin trực tuyến.

Những hình ảnh và văn bản được coi là nhạy cảm, chẳng hạn như các cuộc đụng độ và phản đối các biện pháp phòng chống dịch đại dịch, đều đã bị xóa trên Internet.

Trong các cuộc biểu tình, người dùng Twitter “Thầy Lý không phải giáo viên của bạn” đã theo dõi tình hình của Trung Quốc trong một thời gian dài và trở thành một trong những tài khoản được theo dõi nhiều nhất trên Twitter. Anh dường như liên tục "có mặt" tại hiện trường để cập nhật những video và hình ảnh nhanh chóng. Từ đó, thông tin được lan truyền ra khắp thế giới.

Tài khoản này thực sự tự hào về hình đại diện con mèo trên Twitter của mình và nói: “Con mèo này hiện rất nổi tiếng với người Hoa ở hải ngoại và trên toàn thế giới. Đồng thời, nó cũng trở thành con mèo nguy hiểm nhất trên Internet đối với chính phủ Trung Quốc".

Thông tin trên Internet về các cuộc biểu tình của Phong trào Giấy Trắng nhanh chóng bị kiểm duyệt ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi vượt tường lửa, các nhân chứng đã gửi thông tin, video và hình ảnh về vụ việc cho “Thầy Lý không phải giáo viên của bạn”, khiến anh không khỏi ngạc nhiên.

“Thầy Lý không phải là giáo viên của bạn” đưa tin về “Phong trào Giấy trắng”

Một tuần sau khi “Phong trào Giấy Trắng” bùng nổ, tài khoản Twitter “Thầy Lý không phải là giáo viên của bạn” đã nói trong một cuộc phỏng vấn với đài CNN rằng, “Tôi đã không thấy mặt trời trong một thời gian dài".

Anh nói rằng, anh là một họa sĩ 30 tuổi sống ở Ý sau những năm 1990. Lý do anh sử dụng tài khoản Twitter của mình để lan truyền thông tin nhạy cảm ở Trung Quốc, là để người dân Trung Quốc thấy được tình hình thực tế ở đất nước “Vạn Lý Trường Thành” này.

Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã không ngừng gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến ​​trong nước, và mô hình này đã mở rộng ra nước ngoài.

“Thầy Lý không phải là giáo viên của bạn” cho biết, mỗi giây anh nhận được hàng chục tin nhắn liên quan đến các cuộc biểu tình cùng hàng nghìn tin nhắn khác. Và số lượng người theo dõi trên tài khoản của anh ấy đã tăng gấp 4 lần chỉ sau 2 tuần, lên tới hơn 800.000 lượt theo dõi. Các phóng viên, nhà quan sát và nhà hoạt động đều theo sát các sự kiện ở Trung Quốc thông qua tài khoản của anh để phơi bày những thông tin nhạy cảm mà ĐCSTQ muốn che giấu.

“Thầy Lý” nói rằng anh hoàn toàn không có thời gian để suy nghĩ. Phản ứng duy nhất của anh là nhanh chóng lưu lại và đăng tải những gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Anh không ngờ thông tin mình tiết lộ lại có sức ảnh hưởng lớn đến như vậy. Chỉ trong một thời gian ngắn, tài khoản của anh đã nhận được hàng tỷ lượt truy cập.

Khi nhận được tin tức từ người dân trên khắp Trung Quốc, anh đã đăng lại tất cả để ngăn các quan chức Trung Quốc truy tìm người đăng.

Theo lời kể của "Thầy Lý", trong chiến dịch đàn áp "Phong trào Giấy trắng" này, thông tin từ nhiều nơi đã được chuyển tiếp thành công và thu hút sự chú ý của công chúng. Điều này khiến ĐCSTQ cảm thấy rất lo lắng và chịu áp lực rất lớn. Họ yêu cầu anh dừng lại ngay lập tức.

Gia đình ngăn “Thầy Lý không phải là giáo viên của bạn” tham gia vào chính trị

Khi tài khoản “Thầy Lý không phải là giáo viên của bạn” nhanh chóng nổi tiếng, nó đã thu hút sự chú ý của chính quyền Bắc Kinh. Ngày 3/12, anh bất ngờ nhận được cuộc gọi từ bố mẹ đang sống ở Trung Quốc, nói rằng cảnh sát vừa "ghé thăm". Bố anh muốn anh ngừng đăng bài, nói rằng: “Con là một nghệ sĩ, con không nên tham gia vào chính trị".

Trên thực tế, trước đây anh ấy đã tiết lộ rằng cảnh sát Trung Quốc đã "ghé thăm" cha mẹ anh ít nhất ba lần sau khi anh ấy nổi tiếng trên Twitter. Họ nói họ là Giám đốc của Sở Công an. Sau khi biết chuyện, bố mẹ anh rất lo lắng cho sự an nguy của anh và lo sợ rằng tính mạng của anh sẽ bị đe dọa.

“Thầy Lý” nói với bố mẹ không nên lo lắng, vì anh chỉ đăng video về tình hình ở Trung Quốc và anh không làm gì sai.

Vào ngày 4/12, “Thầy Lý không phải là giáo viên của bạn” đã đăng một loạt dòng tweet, lần đầu tiên cho biết tài khoản của anh đang gặp vấn đề. Sau đó, anh đảm bảo với mọi người rằng anh “sẽ không tự tử và xóa tài khoản của mình. Nếu có chuyện gì xảy ra với anh, những bức ảnh của anh sẽ được phóng viên @yongxiong2008 của đài CNN đăng tải".

Anh cho biết công an đã cáo buộc anh là “phản động, chống phá Đảng và nhà nước", đồng thời trích dẫn danh sách các dòng tweet của anh là “bằng chứng phạm tội".

Anh nói rằng, giống như nhiều người biểu tình, anh cũng phải đối mặt với hậu quả của việc đăng tải thông tin về Phong trào Giấy trắng, và anh thậm chí không thể quay trở về Trung Quốc.

Tuy nhiên, anh nói rằng khi nhìn thấy người Trung Quốc xuống đường, anh biết mình cũng cần phải hy sinh điều gì đó, ngay cả khi anh có thể không bao giờ được gặp lại cha mẹ mình nữa. Anh không coi mình là anh hùng. Những người xuống đường mới là anh hùng thực sự, anh nói.

Kể từ đó, dù nhận được rất nhiều lời sách nhiễu nặc danh và những lời đe dọa đến tính mạng, “Thầy Lý” đã kiên quyết dành thời gian của mình để theo dõi các cuộc biểu tình của người dân ở Trung Quốc. Anh cũng tuyên bố công khai: “Tài khoản này quan trọng hơn cả mạng sống của tôi và nó sẽ tiếp tục hoạt động. Nếu có chuyện gì xảy ra với tôi, người khác sẽ chiếm đoạt tài khoản".

Khi nhiều cư dân mạng nói rằng các bài đăng của “Thầy Lý không phải là giáo viên của bạn” đã có ảnh hưởng lớn đến các cuộc biểu tình, anh đáp: “Điều này không phải là công lao của tôi. Người vĩ đại thực sự là người dám xuống đường. Tôi chỉ đăng lại những thông tin này để cho nhiều người trên khắp thế giới thấy những gì đang thực sự xảy ra ở Trung Quốc".

“Người Trung Quốc không thích chính trị, nhưng chính trị cứ không ngừng xâm nhập vào cuộc sống của họ”, anh nói. Người dân không theo đuổi chính trị, ngược lại, giống như nhiều thanh niên Trung Quốc xuống đường, họ vô tình bị cuốn vào chính trị. Anh mô tả mình là người được lịch sử lựa chọn để ghi lại một chương quan trọng của lịch sử.

Anh đã viết trong một tuyên bố với các quan chức Trung Quốc vào ngày 28/11 rằng, “Tôi không nên nhúng tay vào những việc này, nhưng các người luôn muốn kiểm duyệt thông tin, đàn áp tự do ngôn luận, các người đã buộc tôi phải nói ra sự thật”.

Anh cho biết đầu năm nay, anh đã mất 52 tài khoản Weibo chỉ trong hai tháng. Tài khoản của anh thường chỉ tồn tại trong khoảng bốn hoặc năm giờ, ngắn nhất là tồn tại trong vòng 10 phút. Sau đó, anh ấy đã thử mọi cách để chuyển sang Twitter.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ DW của Đức, “Thầy Lý” cho biết: “Điều khiến tôi lo lắng hơn cả là nếu tôi im lặng, tôi sẽ biến mất. Tôi phải đảm bảo rằng mình có thể lên tiếng".

Theo TheBL
Huyền Anh biên dịch

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

'Con mèo' trên Internet khiến Bắc Kinh lo sợ