Cuộc đời sóng gió của một cựu đầu bếp nổi tiếng Bắc Kinh từng phục vụ các lãnh đạo cao cấp

Giúp NTDVN sửa lỗi

(Radio) - Nhớ lại Quảng trường Thiên An Môn tháng 7/1999, Trương Vĩnh Chính vẫn cảm thấy ngột ngạt. 23 năm đã trôi qua, mặc dù mất việc làm ổn định và từ bỏ cuộc sống khá giả, nhưng anh biết rằng nếu thời gian có quay ngược lại, anh vẫn sẽ lựa chọn như năm xưa.

Nghe thêm: Radio Đời sống

Năm 1999, Trương Vĩnh Chính là bếp chính của khách sạn Đạt Viên thuộc Cục Quản lý sự vụ cơ quan quốc gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phục vụ một số lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc và khách nước ngoài. Khi đó, một số lãnh đạo cao nhất đi ăn, dù là ăn khuya hay bất cứ lúc nào, anh đều đích thân chế biến.

Trương Vĩnh Chính, người có một sự nghiệp thành công, một gia đình hòa thuận và sự nghiệp thuận buồm xuôi gió, không bao giờ nghĩ rằng, một ngày nào đó mình sẽ mất việc, rời bỏ đất nước mà anh thân quen và yêu mến, rời quê cha đất tổ để đến Úc.

Đắc Pháp nghe thiên cơ

Một ngày năm 1997, một đồng nghiệp của Trương Vĩnh Chính mang một cuốn sách rất nổi tiếng, Chuyển Pháp Luân đến. Bản thân Trương Vĩnh Chính là một người rất yêu thích môn khí công, nên đã mượn sách để đọc.

Trương Vĩnh Chính nói: “Tôi đã xem sách, cảm thấy cuốn sách này rất hay. Có lẽ do ảnh hưởng của môi trường gia đình, nên mẹ tôi tin điều này. Khi tôi học tiểu học, một người đồng nghiệp của mẹ dạy thái cực quyền, khi đó tôi đã nghe nói về những chuyện như Thiên mục. Khi đó mẹ tôi sức khỏe không tốt, người đồng nghiệp đó thường đến chữa bệnh cho mẹ, chữa bằng thảo dược cũng có, chữa bằng khí công cũng có, và chữa bằng châm cứu. Cô ấy cũng biết xem Phong Thủy, và nói rất đúng. Vì vậy, tôi và anh hai của tôi và tôi đều tập Thái Cực Quyền”.

Vì vậy, Trương Vĩnh Chính không có trở ngại gì khi tiếp nhận Pháp Luân Công, nhưng khi đọc cuốn sách, anh ấy chỉ chọn ra những phần mà anh ấy hứng thú, và đọc không từ đầu đến cuối, nên anh không hiểu.

Vài ngày sau, người đồng nghiệp tìm gặp và hỏi anh có muốn học các bài công pháp cùng nhau không, Trương Vĩnh Chính ngập ngừng: "Tôi thấy nó rất tốt, nhưng tôi cảm thấy vẫn chưa hiểu rõ lắm, tôi muốn đọc kỹ hơn".

Đồng nghiệp này tìm anh mấy lần, cuối cùng nói với anh: "Nếu anh muốn hiểu hết thì phải mất nhiều thời gian. Quyển sách này không phải là thứ mà anh có thể hiểu trong chốc lát được".

Thế là Trương Vĩnh Chính và các đồng nghiệp của mình đã đến nhà của một học viên Pháp Luân Công sống ở tiểu khi Viên Minh Viên. Họ tập các bài công pháp cùng với các học viên khác, xem video bài giảng của Đại sư Lý Hồng Chí, và trao đổi kinh nghiệm tu luyện với các đồng tu. Dần dần, anh bước vào tu luyện Đại Pháp.

Lúc đó Trương Vĩnh Chính còn trẻ và khỏe, uống rượu rất giỏi, đã nhiều lần anh cố gắng bỏ rượu nhưng không thành công. Nhưng sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công nghiêm túc, không ngờ lại bỏ rượu một cách dễ dàng, và quá trình này rất thuận lợi và tự nhiên.

Bức ảnh học viên Pháp Luân Công Trương Vĩnh Chính và vợ con của anh ở Melbourne, Úc. (Li Yi / Epoch Times)

Tu tâm làm người tốt

Khi đó, Trương Vĩnh Chính đang làm đầu bếp tại khách sạn Đạt Viên. Khách sạn Đạt Viên phía đông giáo Viên Minh Viên, phía tây giáp Di Hòa Viên, là một khách sạn kiểu vườn rừng để tiếp đãi tân khách quốc tế, tích hợp vườn rừng cảnh quan non nước của miền Nam và Tứ hợp viện của miền Bắc, với nhiệm vụ hàng đầu là phục vụ tiếp đãi chính trị.

Mặc dù lúc đó Trương Vĩnh Chính còn rất trẻ nhưng anh đã được nhiều người đánh giá cao trong lĩnh vực đầu bếp. "Vào thời điểm đó ở Trung Quốc, đặc biệt là ở Bắc Kinh, mối quan hệ giữa người và người đã trở nên rất căng thẳng. Đặc biệt là lúc đó chúng tôi đang ở trong một đơn vị cơ quan thuộc hệ thống của ĐCSTQ, việc tranh giành đấu đá giữa những người trong cơ quan rất mạnh mẽ".

Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, Trương Vĩnh Chính tiếp tục sử dụng các nguyên lý của Đại Pháp để yêu cầu bản thân trở thành một người tốt: "Tôi có thể yêu cầu bản thân làm bất cứ điều gì tôi có thể hiểu được. Vì vậy sau khi tu luyện Pháp Luân Công, mọi người đều nghĩ rằng tôi là người làm việc chắc chắn, và luôn sẵn sàng làm việc".

"Tại sao điều này lại xảy ra? Không phải vì tôi thông minh hơn những người khác, mà bởi vì tôi sử dụng nguyên lý 'Chân - Thiện - Nhẫn' để yêu cầu bản thân. Trong đối nhân xử thế, trong công việc, đều chắc chắn thiết thực, không lười biếng, tránh để xảy ra xung đột với người khác, những thay đổi sau khi tu luyện của tôi đã thể hiện ra”.

Khi đó, Trương Vĩnh Chính và các đồng nghiệp sống trong ký túc xá của khách sạn, bởi vì bầu không khí xã hội chung bị suy thoái: "Trong các cơ quan chính phủ, mọi người ai trốn việc thì trốn việc, ai có thể đi ngủ thì đi ngủ. Bởi vì tính chất công việc đặc biệt, đều là tiếp đãi một số lãnh đạo cao nhất, khi bận việc không có ai dậy thì tôi sẽ dậy trực ban. Buổi trưa mọi người nghỉ ngơi, nhưng một số công việc chuẩn bị cần phải có người lo liệu, chẳng hạn một số nguyên liệu như vây cá mập và các nguyên liệu khác cần phải ngâm trước, hay những thứ hầm trên bếp cũng cần phải trông nom, không có ai trông nom thì tôi sẽ trông nom, vì tôi là người tu luyện”.

Chỉ trong một vài từ đã giải thích sự khác biệt giữa cảnh giới tinh thần được nâng cao của người tu luyện.

Sau khi ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công, Trương Vĩnh Chính đã bị buộc phải từ chức vì không từ bỏ tín ngưỡng của mình. Khi trong bếp không có một người có nguyện ý cống hiến như vậy, thì cũng xuất hiện các sai sót, thậm chí suýt gây ra tai nạn.

Có lần trong bếp đang hầm đồ, không có người trông nom, khiến nước hầm bốc hơi cạn, thức ăn bị cháy khét. Trong cuộc họp, lãnh đạo khách sạn đã phê bình nhân viên và nói: "Nếu còn Trương Vĩnh Chính thì sẽ không bao giờ xảy ra chuyện như thế này. Nồi hầm khô cạn mà không có ai quản..."

Gió lớn mới biết cỏ cứng cáp

Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công rợp trời dậy đất, TV đã phát các bản tin 24/24 giờ phỉ báng Pháp Luân Công.

Vào khoảng 5 giờ sáng ngày 20 tháng 7, Trương Vĩnh Chính đến Viên Minh Viên để luyện công với các đồng tu như thường lệ, nhưng nhân viên bảo vệ mà anh quen biết đã từ chối cho vào, "họ nói rằng họ đã được phía trên thông báo, và sẽ không được phép vào. Sau đó, các đồng tu lần lượt đến, tôi mới biết rằng chính phủ muốn đàn áp Pháp Luân Công".

Đối mặt với tình hình này, Trương Vĩnh Chính, cũng như hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công hồi đó, chỉ nghĩ đơn giản rằng, chính phủ đã không hiểu tình hình và đã làm sai.

Để nói sự thực cho chính phủ, vào ngày 21 tháng 7, Trương Vĩnh Chính và một số học viên Pháp Luân Công khác đã đến Văn phòng Văn thư của Quốc vụ viện ở Phố Phủ Hữu để thỉnh cầu thực hiện các quyền cơ bản của họ với tư cách là công dân.

"Lúc đó, chúng tôi đến đường Phủ Hữu vào khoảng 7 giờ sáng, và chúng tôi đang đứng trên vỉa hè. Tuy ngày càng đông, nhưng không có ai cản trở giao thông, nên không có cảnh sát".

Vào thời điểm đó, nhiều học viên Pháp Luân Công từ khắp nơi đã đến Bắc Kinh chỉ để nói sự thực cho chính phủ. Sau đó, chính phủ đã điều động nhiều xe buýt để đưa những người khiếu nại đến sân vận động Thạch Cảnh Sơn.

"Có một học viên trung tuổi không muốn lên xe. Vào thời điểm đó, một cảnh sát từ phía sau đã đá người học viên này vào xe. Nhiều học viên Pháp Luân Công xung quanh đã lên tiếng dừng lại, và hét lên rằng không được đánh người" - Trương Vĩnh Chính nhớ lại Hình ảnh năm đó.

"Có một bãi cỏ ở giữa sân vận động Thạch Cảnh Sơn. Lúc đó, cảnh sát bắt mọi người ngồi xuống, và toàn bộ sân vận động chật ních người. Có một học viên nữ trẻ cách chúng tôi không xa. Cô ấy từ chối yêu cầu của cảnh sát ngồi xuống, mấy cảnh sát liền nhấc cô ấy lên và ném xuống đất. Nhiều đồng tu xung quanh hét lên: "Không được đánh người".

"Sau đó, có rất nhiều xe buýt đến, và cảnh sát bắt đầu phân loại học viên theo nơi ở của họ. Tôi thấy Hà Bắc, Sơn Đông, Hà Nam và những nơi khác được viết trên xe buýt. Dù họ ở đâu, họ sẽ bị đưa về nơi họ ở. Có một cảnh sát vũ trang trên mỗi xe".

Sau đó bắt đầu cuộc đàn áp, mọi thứ trở nên hỗn loạn hơn. "Sau đó, rất khó để nhìn thấy các đồng tu. Nhiều nhà của các học viên Pháp Luân Công đã bị cảnh sát giám sát, và một số thậm chí không cần sử dụng cảnh sát, gia đình của họ đã cấm các học viên tu luyện. Bởi vì ĐCSTQ thực hiện chế độ liên quan, nếu một học viên Pháp Luân Công bị phát hiện thỉnh nguyện hoặc luyện công, tất cả những người thân của anh ta sẽ bị bãi miễn công chức. Thật quá tà ác”.

Vì khách sạn nơi Trương Vĩnh Chính làm việc là đơn vị trực thuộc Quốc vụ viện, nên không có học viên Pháp Luân Công nào được phép làm nhân viên. "Vào thời điểm đó, bốn người trong khách sạn của chúng tôi, bao gồm cả tôi, đang tu luyện, vì vậy từ tổng giám đốc đến người quản lý, mọi người liên tục nói với chúng tôi, nhưng chúng tôi rất kiên định vào thời điểm đó: chúng tôi sẽ không giao nộp sách Đại Pháp, chúng tôi cũng không viết giấy cam đoan từ bỏ tu luyện".

Cuộc trò chuyện cuối cùng là vào buổi trưa một ngày. "Lúc đó, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, bí thư đoàn thanh niên, quản lý của tôi, và một vài người khác gọi cho chúng tôi, những người không từ bỏ tu luyện đến. Họ yêu cầu chúng tôi lựa chọn: nếu lựa chọn tiếp tục tu luyện, thì sẽ cho tôi nghỉ việc. Nếu chọn làm việc ở đây, thì sẽ không được tu luyện. Vừa muốn tu luyện vừa muốn làm việc là điều không thể được”.

Khi đó, Trương Vĩnh Chính đã đưa ra một ví dụ và nói với họ: "Một người là ân nhân cứu mạng và người kia là cha mẹ. Tôi không thể từ bỏ bên nào. Tôi không thể lựa chọn, nó quá khó khăn. Tôi chắc chắn sẽ không từ bỏ việc tu luyện!"

Cuối cùng, lãnh đạo nói: "Cấp trên tống đạt mệnh lệnh, chúng tôi không thể làm bất cứ điều gì khác. Nếu anh không thể từ bỏ tu luyện, vậy hãy viết đơn từ chức đi, chúng tôi không còn cách nào nữa”.

Như thế, Trương Vĩnh Chính buộc phải viết đơn từ chức. "Thực ra, lãnh đạo của chúng tôi cũng rất miễn cưỡng, bởi vì vợ chồng tôi rất vững vàng và thiết thực trong công việc”.

Vào thời điểm đó, khắp mọi miền đất nước đang bị khủng bố trắng, nhiều đơn vị công tác tuyên bố rõ ràng: không tiếp nhận học viên Pháp Luân Công, nhiều khách sạn và nhà trọ ở Bắc Kinh treo áp phích: Cấm học viên Pháp Luân Công vào. Đối với nhiều người dân, Pháp Luân Công là một chủ đề nguy hiểm.

Để tồn tại, Trương Vĩnh Chính phải tiếp tục đi tìm việc, “nhưng nhiều đơn vị không dám sử dụng”.

Mặc dù nhiều người cho rằng, đầu bếp rất dễ kiếm việc, nhưng Trương Vĩnh Chính nói rằng không phải như vậy, việc tìm kiếm việc làm cho các học viên Pháp Luân Công là rất khó khăn.

"Lúc đó, nhiều đơn vị hỏi anh có tập Pháp Luân Công không. Khi biết bạn tập, họ sẽ tìm lý do để đuổi bạn".

Khi đó, vợ của Trương Vĩnh Chính đã về quê vì mới sinh con, chỉ có Trương Vĩnh Chính ở lại Bắc Kinh để làm việc chăm chỉ.

"Phải mất vài tháng kể từ khi bị buộc rời khỏi nơi làm việc cho đến khi tôi tìm được công việc mới. Vào thời điểm đó, để tiết kiệm tiền, tôi chỉ ăn một bữa mỗi ngày."

"Cuối cùng thì cuối cùng cũng tìm được việc làm. Lương tuy không nhiều nhưng vẫn ổn định, vì còn phải sống".

Trong những năm đó, Trương Vĩnh Chính chuyển từ Bắc Kinh đến Bảo Định để hỗ trợ gia đình, sau đó quay trở lại Bắc Kinh, tiếp sau đó đi xa đến Hải Nam, và cuối cùng trở lại Bảo Định.

“Trong thời gian đó, tôi đã làm việc chăm chỉ ở một số thành phố.” Trương Vĩnh Chính vẫn còn thở dài trong lòng khi nhớ lại khoảng thời gian đó.

Lựa chọn không hối tiếc

Nếu không có sự đàn áp vô lý này của ĐCSTQ, có lẽ Trương Vĩnh Chính của ngày hôm nay đã có một sự nghiệp thịnh vượng, một cuộc sống sung túc và ổn định giống như các đồng nghiệp trước đây của anh.

Đầu bếp chính từng làm việc cùng với anh giờ là quản lý; một chàng trai từng làm việc ở bộ phận dọn phòng hiện là phó tổng giám đốc. Một số đồng nghiệp khác trong bếp cũng lấy hộ khẩu Bắc Kinh, một số đồng nghiệp cũng được phân nhà ... Nhưng Trương Vĩnh Chính sau khi rời đơn vị công tác đã phải lưu lạc, di chuyển đến nhiều thành phố. Người đã từng xuất sắc nổi bật như anh, vì cuộc đàn áp của ĐCSTQ, anh đã bị mất đi quá nhiều.

Hiện Trương Vĩnh Chính và gia đình đã đến Melbourne, Australia để định cư. Trong hơn 20 năm, mặc dù đã trải qua nhiều sóng gió, nhưng anh đã chứng kiến ​​vô số điều kỳ diệu và vẻ đẹp mà Đại Pháp đã mang lại cho bản thân và gia đình anh.

Nhìn lại quyết định ban đầu, Trương Vĩnh Chính nói không chút do dự: "Tôi không hối tiếc! Trên thực tế, tôi đã lựa chọn rõ ràng khi rời khách sạn. Tôi không có bất kỳ hối tiếc nào".

Trương Vĩnh Chính cho biết, nhớ lại những ngày tu luyện trước cuộc bức hại, anh đạp xe hơn nửa giờ mỗi sáng đến điểm luyện công, để tham gia các bài công pháp buổi sáng, và buổi tối anh đến nhà các học viên khác để học Pháp và giao lưu. Mùa đông Bắc Kinh lạnh buốt, nếu gặp gió lớn hay tuyết rơi thì hành trình sẽ dài hơn, nhưng anh thích thú: "Không ai ép anh làm việc này, chỉ là anh nghĩ mình nên làm."

Anh nói rằng, chính một tâm thế kiên định tu luyện đã khiến anh đưa ra lựa chọn không trái với lương tâm của mình, khi ĐCSTQ sử dụng toàn bộ bộ máy nhà nước để đàn áp Pháp Luân Công.

Thanh Hà
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Cuộc đời sóng gió của một cựu đầu bếp nổi tiếng Bắc Kinh từng phục vụ các lãnh đạo cao cấp