Quần thể sinh vật sa mạc độc đáo có một không hai ở Nam Phi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Được chia cắt bởi các ngọn núi, ở Tây Cape, Nam Phi vẫn tồn tại một sa mạc trù phú với những dải cát bằng phẳng và các loài thực vật đặc trưng quý hiếm. Vùng đất đơn sơ này là nơi duy nhất trên Trái Đất sinh sôi các loài thực vật khô cằn, và là quê hương của một phần ba loài cây mọng nước trên khắp địa cầu.

Một phần Khu bảo tồn Thiên nhiên Hoang dã Sanbona, khu vực của dải đất chạy dài dưới vùng “bóng mưa” của dãy núi Warmwaterberg, hỗ trợ cho hai quần thể sinh vật riêng biệt là Fynbos và Succulent Karoo.

Khu bảo tồn cho biết rằng cả hai quần thể này đều rất giàu sức sống. Một số vùng trong đó rất đặc biệt và hoàn toàn không thể tìm thấy ở nào tương tự trên Trái Đất.

Epoch Times Photo(Ảnh: Hansie Oosthuizen/Shutterstock)

Vùng đất bán sa mạc mang tên Succulent Karoo của nơi đây rất phong phú với hơn 3.000 loài, từng là nơi có các đàn voi, tê giác đen và trâu Cape lang thang kiếm ăn. Khoảng 40% là loài đặc hữu và không sinh trưởng ở bất kỳ nơi nào khác.

Khi quan sát gần hơn, chúng ta sẽ thấy những loại cây cỏ thấp màu xám nâu đang nở rộ những bông hoa rực rỡ màu sắc đỏ, hồng, tím, vàng và cam. Các loài cây mọng nước sống sót được trong khu vực khí hậu bán sa mạc này là nhờ vào sự tích nước ở các bộ phận như rễ, và lá căng mọng mướt mát.

Loài cây Vygies nhiều màu sắc, được biết đến như thảm cỏ dại, các cây lá bỏng, hay cây pygmyweeds, chiếm ưu thế hơn so với cây lớn và các loại cây bụi cao hơn. Theo Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên thì trong khi lượng mưa ở Succulent Karoo ổn định thì khu phía bắc của dãy núi, đất đai khô cằn hơn, chỉ nhận được lượng mưa khoảng 150ml trung bình mỗi năm.

Epoch Times Photo(Ảnh: Geoff Sperring/Shutterstock)

Tuy nhiên, các loài cây mọng nước của Sanbona thực sự có khả năng thích ứng tuyệt vời.

Một số có thể ẩn mình vào đất để hạn chế sự mất nước, và chỉ hấp thụ ánh sáng mặt trời cần thiết cho quá trình quang hợp thông qua “cửa sổ” mờ trên mặt đất; một số thì có vòng đời rất ngắn, từ giai đoạn hạt cho đến khi ra hoa, chỉ vỏn vẹn trong một mùa sinh trưởng.

Một trong số những loài cây mọng nước phong phú nhất ở Succulent Karoo là Geophyte, một loài cây trữ nước giống như hình củ mảnh khảnh và những phần phụ xinh đẹp. Nhưng họ cây mọng nước không phải là loài duy nhất sống ở nơi bán hoang mạc này.

Epoch Times Photo(Ảnh: Dewald Kirsten/Shutterstock)

Những chiếc lá căng mọng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho các loại côn trùng như mối, bọ khỉ, ruồi lưỡi dài. Và ngược lại, những loài côn trùng này lại là thứ hấp dẫn đối với các loài bò cạp, rùa, chim, thằn lằn, và một loài sinh vật nhỏ tò mò đặc hữu của khu vực là chuột chũi vàng Van Zyl’s - thuộc loài thú nhỏ với đôi mắt không nhìn được và không có tai (thực tế tai ẩn dưới lớp lông) - chúng đào hầm ngay bên dưới cồn cát để sống.

Những loài côn trùng ở đây là những nhân tố thụ phấn tuyệt vời, đóng vai trò quan trọng trong hình thái của hoa và đặc điểm của khu vực.

Tuy nhiên, bất chấp cho những đặc điểm sinh tồn cứng rắn, đời sống của các loài động thực vật nơi đây rất dễ bị làm hại bởi việc chăn thả gia súc quá nhiều, săn trộm thực vật lai, khai thác kim cương và cát. Đây là những hoạt động mà các nhà bảo tồn đang lên án để bảo vệ quần thể sinh vật học ở Tây Cape.

Epoch Times Photo(Ảnh: Michael de Nysschen/Shutterstock)

Ông Cobus Theron của Trung tâm Bảo vệ Hoang dã Nguy cấp của Nam Phi nói với CNN rằng: “Nó không được bảo vệ đầy đủ, và họ đang cố gắng giữ được nhiều phần đất được bảo vệ chính thức hơn cho các loài. Trong khi môi trường nơi đây có nhiều nét độc đáo và khắc nghiệt, nhưng nó cũng rất mong manh”.

Succulent Karoo đã được công nhận là Di sản Thế giới Unesco bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho danh hiệu “Khu vực khô cằn có hệ sinh vật đa dạng nhất Thế giới”. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 7.8% sự đa dạng sinh học, thực vật nguy cấp và hệ sinh thái mong manh được bảo vệ chính thức bởi chính quyền địa phương.

Epoch Times Photo(Ảnh: Geoff Sperring/Shutterstock)

Do đó, Khu Bảo tồn Hoang dã Sanbona đã giữ gìn và bảo vệ chính nơi đây bằng nguồn thu từ du lịch thiên nhiên.

Cơ quan chính phủ CapeNature cũng đã đưa ra “Chương trình quản lý sự đa dạng sinh học” vào năm 2002, thuê những người nông dân và chủ đất kiến tạo “thiên đường hoang dã” trên chính mảnh đất của họ để bảo tồn nơi đặc biệt này trong nhiều thập kỷ tới.

Epoch Times Photo(Ảnh: Dirk M. de Boer/Shutterstock)

Du Du

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Quần thể sinh vật sa mạc độc đáo có một không hai ở Nam Phi