Hỏi và đáp: các câu hỏi về những ứng dụng chat bảo mật

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bài viết này tổng hợp và trả lời một số câu hỏi hay gặp của người dùng liên quan đến các ứng dụng chat bảo mật mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Có những ứng dụng nhắn tin miễn phí nào?

Với sự phát triển nhanh chóng của Internet và công nghệ, hiện nay có rất nhiều ứng dụng nhắn tin miễn phí, ví dụ như: Telegram, Viber, Line, Google Messages, Facebook Messenger, Whatsapp …

Hiện nay, ngoài việc miễn phí, người dùng sẽ thường quan tâm đến thông tin về bảo mật, liệu ứng dụng nhắn tin đó có bảo mật không, có an toàn không, người khác hay nhà phát triển ứng dụng có thể xem được nội dung tin nhắn của người dùng không …

Có những Ứng dụng chat bảo mật nào?

Để bảo mật tin nhắn của người dùng, chỉ người nhận và người gửi mới xem được nội dung, bạn nên ưu tiên sử dụng các ứng dụng nhắn tin có mã hoá đầu cuối.

Có một số ứng dụng chat bảo mật và miễn phí như sau: Whatsapp, Signal, Telegram, Viber, Line, iMessage trên Iphone …

Xem thêm: Top 12 ứng dụng nhắn tin bảo mật - Có mã hoá đầu cuối

Ứng dụng chat trên Android

Có những ứng dụng nhắn trên Android như sau: Signal, WhatsApp, Telegram, Silence, Wickr Me, Google Messages, Viber, Line, Dust …

Ứng dụng chat trên iPhone

Có những ứng dụng nhắn trên iOS như sau: Signal, iMessage, WhatsApp, Telegram, Wickr Me, Viber, Line, Dust …

Có những App nhắn tin không cần số điện thoại nào?

Trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến, thì Telegram và Line là hai ứng dụng mà bạn có thể tạo tài khoản mà không cần số điện thoại.

Ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất thế giới?

Theo thông tin từ trang web Messenger people, tính đến tháng 10/2021, dựa trên số lượng tài khoản người dùng sử dụng hàng tháng, WhatsApp, Facebook Messenger, và WeChat là 3 ứng dụng phổ biến nhất thế giới. Tiếp đến là QQ, Telegram và Snapchat.

WhatsApp có 2 tỷ (2.000.000.000) người dùng, Facebook Messenger có 1,3 tỷ người dùng, và WeChat có 1,251 tỷ người dùng.

Telegram của nước nào?

Theo Wikipedia, Telegram được tạo ra vào năm 2013 bởi hai anh em Nikolai và Pavel Durov, những người sáng tạo ra VKontakte (VK), mạng xã hội lớn nhất của Nga. Telegram Messenger LLP là một công ty phi lợi nhuận độc lập đặt tại Berlin, Đức, không có kết nối với Vương quốc Anh. Pavel Durov là một công dân (citizenship) Nga.

Telegram bảo mật thế nào?

Có hai loại trò chuyện trên Telegram, trò chuyện bình thường (tên khác là Cloud Chats) và trò chuyện ‘bí mật' (Secret chats). Trò chuyện bí mật là tính năng tuỳ chọn, có nghĩa là bạn phải thực hiện một số thao tác để sử dụng tính năng này.

Tin nhắn trong Trò chuyện bí mật sử dụng mã hóa máy khách-máy khách (client-client encryption), trong khi Trò chuyện bình thường sử dụng mã hóa máy khách-máy chủ hoặc máy chủ-máy khách (client-server/server-client encryption) và tin nhắn đã được mã hóa được lưu trữ trên Đám mây của Telegram (Telegram Cloud).

Telegram có bị nghe trộm không?

Theo thông tin từ mục hỏi và đáp trên trang web chính thức của Telegram, “Trò chuyện bí mật dành cho những người muốn giữ bí mật hơn những người bình thường. Tất cả các tin nhắn trong cuộc trò chuyện bí mật sử dụng mã hóa đầu cuối. Điều này có nghĩa là chỉ bạn và người nhận mới có thể đọc những tin nhắn đó - không ai khác có thể giải mã chúng, kể cả chúng tôi ở đây tại Telegram”.

Như vậy, câu trả lời là nếu bạn sử dụng trò chuyện ‘bí mật' (Secret chats) thì tin nhắn của bạn hoàn toàn không bị nghe trộm. Nhưng nếu bạn sử dụng trò chuyện bình thường, thì khi đó mã hoá được sử dụng không phải là mã hoá đầu cuối, mà là mã hoá máy khách-máy chủ hoặc máy chủ-máy khách (client-server/server-client encryption). Một khả năng có thể xảy ra, đó là nhà phát triển ứng dụng Telegram có thể giải mã được nội dung tin nhắn của bạn.

Edward Snowden là cựu nhân viên của cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA).

Trước đây, ông Snowden đã chỉ trích Skype, vì Skype đã trao các cuộc trò chuyện qua Skype cho NSA. Và lần này, ông Snowden cũng có 1 tweet nói về sự không an toàn của Telegram. Bạn có thể xem thêm thông tin bên dưới đây:

Ứng dụng chat Viber có bảo mật không?

Theo thông tin từ Viber Encryption Overview (Tạm dịch là tổng quan về mã hoá của Viber), “Bắt đầu từ phiên bản Viber 6.0, tất cả các tính năng cốt lõi của Viber đều được bảo mật bằng mã hóa đầu cuối: cuộc gọi, tin nhắn một đối một, tin nhắn nhóm, chia sẻ phương tiện và thiết bị phụ. Điều này có nghĩa là các khóa mã hóa chỉ được lưu trữ trên chính máy khách (ở đây là người gửi và người nhận) và không ai, ngay cả chính Viber, có quyền truy cập vào chúng”.

Với thông tin này, bạn có thể hoàn toàn tin tưởng Viber là có bảo mật.

Signal của nước nào?

Theo Wikipedia, Signal là một ứng dụng của Mỹ; sự phát triển của Signal và các tổ chức tiền thân của nó tại Open Whisper Systems được tài trợ bởi sự kết hợp của các hợp đồng tư vấn, quyên góp và tài trợ. Tổ chức Tự do Báo chí đóng vai trò là nhà tài trợ tài chính cho Signal. Signal hiện được phát triển bởi Signal Messenger LLC, một công ty phần mềm do Moxie Marlinspike và Brian Acton thành lập vào năm 2018.

Liên Liên Tổng Hợp

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Hỏi và đáp: các câu hỏi về những ứng dụng chat bảo mật