Virus corona đẩy nhanh quá trình lão hóa mô phổi. Làm thế nào để bảo vệ phổi trong đại dịch?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo thống kê, độ tuổi tử vong trung bình của bệnh nhân Covid-19 trên thế giới là trên 70. Tại sao những người lớn tuổi có nhiều khả năng tử vong hơn sau khi nhiễm coronavirus mới?

Mới đây, một bài báo đăng trên tạp chí khoa học nổi tiếng quốc tế Nature đã chỉ ra rằng, sự xâm nhập của coronavirus mới sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa của các tế bào phổi và mô, khiến phổi của người cao tuổi già đi.

Sự lão hóa của phổi, dẫn đến suy hô hấp do phổi bị tổn thương nghiêm trọng, là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân Covid-19.

Phổi chi phối quá trình hít thở, y học cổ truyền cho rằng: “Phổi là tán của ngũ tạng”.

Là bộ phận cao nhất trong ngũ tạng, phổi có chức năng mạnh mẽ, cung cấp dưỡng khí cho toàn bộ cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, lọc các chất độc hại trong mạch máu, lưu trữ máu, ổn định huyết áp, ngoài ra còn có nhiều loại tế bào miễn dịch giúp cơ thể chống lại các loại bệnh tật.

Nhưng đồng thời phổi cũng là cơ quan đặc biệt mỏng manh, nhiều bệnh về đường hô hấp như sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, ho sẽ làm tổn thương phổi, đẩy nhanh quá trình lão hóa phổi và gây ra các bệnh toàn thân.

Bài viết này sẽ điểm qua các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lão hóa phổi, cũng như 3 dấu hiệu chính cho thấy phổi bị lão hóa sớm; đồng thời đưa ra lời khuyên để bạn nắm được cách nuôi dưỡng bộ phận này trong cuộc sống.

3 yếu tố ảnh hưởng đến suy phổi sớm

Phổi của chúng ta cũng có tuổi. Ngay từ năm 1985, một số học giả đã đưa ra khái niệm "tuổi phổi". “Tuổi phổi” phản ánh mức độ lão hóa của phổi, “tuổi phổi” càng lớn thì chức năng của phổi càng kém.

Dung tích phổi của một người sẽ suy giảm từ năm 20 tuổi, và phổi sẽ bị lão hóa nhanh chóng vào năm 40 tuổi. Nếu ở trong môi trường làm tổn thương phổi lâu ngày, thì phổi sẽ nhanh lão hóa; do đó, có người dù chỉ mới 20 tuổi, nhưng "tuổi phổi" đã đến 40.

Những yếu tố nào trong cuộc sống có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa phổi?

1. Yếu tố môi trường

Từ phổi đi lên họng là phạm vi dễ bị tổn thương nhất từ ​​môi trường bên ngoài. Các chất độc hại trong không khí xâm nhập vào phổi qua đường hô hấp và gây hại trực tiếp cho phổi.

Hút thuốc lá và hít phải khói thuốc thụ động rất có hại cho phổi.

Một khảo sát đã tiến hành kiểm tra "tuổi phổi" trên 110 người hút thuốc không có triệu chứng với độ tuổi trung bình là 48 tuổi, trong đó 93.6% là nam giới. Kết quả cho thấy tuổi phổi của họ trung bình là 59 tuổi.

Nói cách khác, chức năng phổi của những người hút thuốc giảm trung bình trong 11 năm.

Khói bếp, khói xe, khói nhà máy và không khí có nhiều khói bụi trong sinh hoạt hàng ngày cũng gây hại cho phổi và làm cho phổi bị lão hóa nhanh hơn.

2. Thói quen sống của chính bạn

Thói quen ăn uống không hợp lý như thường xuyên ăn nhiều chất béo và nhiều muối, như uống nước có ga sẽ dẫn đến béo phì quá mức, tăng gánh nặng cho chức năng phổi và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Ngoài ra việc bạn thường xuyên thức khuya, cơ thể trong tình trạng mệt mỏi quá độ, không thích vận động, luôn ngồi lâu, tuần hoàn trao đổi chất trong cơ thể không thông suốt, chức năng trao đổi chất của phổi cũng sẽ bị ảnh hưởng, và phổi sẽ già đi nhanh chóng.

3. Ảnh hưởng bệnh tật

Nếu mắc một số bệnh ở phổi cũng sẽ khiến phổi bị tổn thương và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Các bệnh về phổi phổ biến bao gồm: viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, ho mãn tính v.v. Nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời rất dễ dẫn đến suy phổi sớm.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi phổi già đi?

Sau khi phổi bị lão hóa sớm thì chức năng phổi sẽ kém đi, trên cơ thể sẽ xuất hiện 3 biểu hiện chính, bạn hãy kiểm tra lại xem phổi của mình có bị lão hóa sớm không?

- Thứ nhất: ho thường xuyên và luôn có đờm trong cổ họng. Biểu hiện rõ nhất của phổi kém là ho, những người hay ho và kèm theo nhiều đờm thì nên chú ý, đó có thể là phổi có vấn đề.

- Thứ hai: thở không được thoải mái, dễ thở hổn hển. Phổi là cơ quan hô hấp, một khi bị lão hóa thì chức năng của phổi sẽ không bình thường khiến bạn thở kém và dễ mắc bệnh hen suyễn.

Nếu bạn bị hụt hơi sau khi hoạt động thể chất một chút và đột ngột khó thở khi ngủ vào ban đêm, bạn phải nghĩ đến khả năng phổi bị lão hóa.

- Thứ ba: sắc mặt không tốt, tức ngực và mệt mỏi. Phổi bị lão hóa sớm sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi oxy và tuần hoàn máu của cơ thể, khiến năng lượng của cơ thể không được cung cấp đủ, xuất hiện triệu chứng tức ngực, mệt mỏi.

Cách ngăn ngừa lão hóa phổi‍

Sự lão hóa sớm của phổi là không thể đảo ngược, nhưng sự lão hóa của phổi có thể được ngăn chặn và trì hoãn bằng cách điều chỉnh lối sống. Nhìn chung, bạn nên tuân thủ nguyên tắc “ba hơn ba bớt” để bảo vệ sức khỏe của phổi.

"Ba hơn"

Uống nhiều nước: Bổ sung đủ nước mỗi ngày có thể thanh lọc phổi, người bị bệnh phổi có thể bổ sung một số loại nước như hoa cúc, la hán quả có tác dụng bồi bổ và làm ẩm phổi.

Tập thể dục nhiều hơn: Tập thể dục hợp lý không chỉ có thể cải thiện dung tích và tăng cường chức năng phổi, mà còn bài tiết chất độc và rác thải ra khỏi cơ thể dưới dạng mồ hôi, có lợi cho việc giảm gánh nặng cho các cơ quan phổi.

Bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn: Trong cuộc sống, bạn nên chú ý điều chỉnh cơ cấu khẩu phần ăn, cân đối về mặt dinh dưỡng, ăn nhiều thức ăn làm thông phổi, giảm ho, tránh ăn những thức ăn gây kích thích.

"Ba bớt"

Giảm tần suất hút thuốc: Hút thuốc lá là kẻ giết người số một của các bệnh về phổi, hút thuốc lâu ngày sẽ dẫn đến lắng đọng các chất độc trong phổi, lâu dần sẽ làm giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ ung thư phổi.

Tránh đến những nơi ô nhiễm nặng: Phổi là nơi trao đổi khí của cơ thể người với bên ngoài, có chức năng lọc và chuyển hóa, hít thở không khí ô nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến việc gia tăng chất bẩn và chất độc trong phổi, tăng gánh nặng cho phổi, và gây ra các bệnh về phổi.

Bớt nóng giận: Tức giận sẽ làm tổn thương phổi. Khoa học đã chứng minh rằng, việc thường xuyên bị ngạt thở sẽ dẫn đến tắc khí phổi, hoạt động không trơn tru, lâu ngày sẽ dẫn đến tổn thương phổi và đẩy nhanh quá trình lão hóa phổi.

Trong cuộc sống, chúng ta có thể giữ cho phổi của mình luôn tươi trẻ thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, điều chỉnh tâm trạng và tập thể dục.

Vào mùa thu đông, bạn cũng nên chú ý giữ ấm để giảm nhiễm trùng đường hô hấp, tránh tổn thương chức năng phổi.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Virus corona đẩy nhanh quá trình lão hóa mô phổi. Làm thế nào để bảo vệ phổi trong đại dịch?