Liệu đại dịch COVID-19 có trở thành Chernobyl của ĐCS Trung Quốc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thảm họa hạt nhân Chernobyl 35 năm trước đã đánh dấu sự kết thúc của Đảng Cộng sản Liên Xô. Liệu đại dịch COVID-19 có trở thành Chernobyl của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hay không?

Gần đây, ông Arthur Herman, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hudson, đã viết trên tạp chí National Review rằng, tai nạn hạt nhân Chernobyl và thảm họa đại dịch virus hiện nay giống nhau một cách kỳ lạ.

Điểm tương đồng kỳ lạ giữa thảm họa Chernobyl và đại dịch COVID-19

Đầu tiên, ông Herman mô tả lại vụ tai nạn hạt nhân Chernobyl và sự che giấu của Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX). Vào ngày 26/4/1986, lò phản ứng hạt nhân số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl - nằm gần thành phố Pripyat (nay thuộc Ukraine) - đã xảy ra một vụ nổ quy mô lớn. Và quy mô của nó lớn đến mức trực tiếp thổi bay 2.000 tấn vật đúc của lò phản ứng xuyên qua vòm mái bê tông của lò. Mặc dù vậy, tin tức về vụ nổ đã bị chặn, phải đến ngày hôm sau khi một cơ sở hạt nhân ở Thụy Điển phát hiện dấu vết của bụi phóng xạ, người dân Liên Xô mới bắt đầu được nghe về những gì xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl từ các nguồn tin nước ngoài, các khu vực khác trên thế giới cũng như vậy.

Số người chết trong khoảng thời gian ngắn vì nhiễm phóng xạ là khoảng 54 người (những người chết ngay lập tức hoặc trong vài tuần hoặc vài tháng sau đó). Tuy nhiên, hậu quả sau đó còn thảm khốc hơn, có rất nhiều người đã chết do thời gian dài tiếp xúc với bức xạ hạt nhân, các bên có ước tính khác nhau, từ vài nghìn đến vài chục nghìn người, hoặc thậm chí cao hơn.

Tác giả bài báo nói rằng, thảm họa hạt nhân Chernobyl đã khiến chính quyền Liên Xô mất đi mọi sự tín nhiệm trong dân chúng, và nó cũng giáng cho chế độ này một đòn cuối cùng.

Hình ảnh cho thấy vào ngày 26/4/2010, tại một cuộc mít tinh kỷ niệm 24 năm thảm họa hạt nhân Chernobyl được tổ chức ở Ukraine, những người phụ nữ Ukraine tưởng nhớ người chồng quá cố vì ô nhiễm hạt nhân. Ô nhiễm từ vụ nổ hạt nhân Chernobyl ở Liên Xô năm 1986 đã lan sang các khu vực khác của châu Âu, bao gồm Ukraine và Nga. (KHUDOTEPLY / AFP / Getty Images)
Hình ảnh cho thấy vào ngày 26/4/2010, tại một cuộc mít tinh kỷ niệm 24 năm thảm họa hạt nhân Chernobyl được tổ chức ở Ukraine, những người phụ nữ Ukraine tưởng nhớ người chồng quá cố vì ô nhiễm hạt nhân. Ô nhiễm từ vụ nổ hạt nhân Chernobyl ở Liên Xô năm 1986 đã lan sang các khu vực khác của châu Âu, bao gồm Ukraine và Nga. (KHUDOTEPLY / AFP / Getty Images)

Về đại dịch virus hiện nay, ông Herman cũng chỉ ra hậu quả mà ĐCSTQ phải đối mặt vì đã thực hiện hành vi che giấu tương tự như ĐCSLX.

"Đối với chính quyền ĐCSTQ hiện tại ở Bắc Kinh, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy virus viêm phổi Vũ Hán không có nguồn gốc từ động vật, có nghĩa là nó không lây từ động vật sang người như ĐCSTQ vẫn tuyên bố. Hơn nữa, rất có khả năng là nó bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán (WVI). Điều này nghĩa là ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm vì đã gây cho thế giới một thảm họa còn nghiêm trọng hơn nhiều so với sự cố hạt nhân Chernobyl. Do đó, đại dịch thậm chí còn tác động đến sự tồn vong của ĐCSTQ - suy đoán này cũng không phải là không có lý", ông viết.

Nhà nghiên cứu tại Viện Hudson viết rằng, có bằng chứng cho thấy chính quyền Bắc Kinh đã che giấu mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh ở Trung Quốc, đồng thời cho phép virus lây lan ra nước ngoài. Do đó, cũng có thể suy đoán rằng ĐCSTQ không coi cuộc khủng hoảng bệnh dịch là một thảm kịch, mà là một cơ hội để phá vỡ nền kinh tế và xã hội thế giới. Cơ hội này có lợi cho nó.

Hình ảnh cho thấy vào ngày 3/2/2021 khi nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến Viện Virus học Vũ Hán, lực lượng cảnh sát được triển khai trước cổng viện. (HECTOR RETAMAL / AFP qua Getty Images)
Hình ảnh cho thấy vào ngày 3/2/2021 khi nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến Viện Virus học Vũ Hán, lực lượng cảnh sát được triển khai trước cổng viện. (HECTOR RETAMAL / AFP qua Getty Images)

Giới lãnh đạo ĐCSTQ vẫn đang mưu đồ đoạt quyền bá chủ toàn cầu

Nhưng ông Herman lại không thấy khả quan về việc những người trong nội bộ ĐCSTQ sẽ lật đổ sự thống trị của Tập Cận Bình. Ông viết rằng, nếu sự tức giận của cộng đồng quốc tế đối với ĐCSTQ - kẻ đã gây ra đại dịch - đạt đến mức không thể dung thứ, thì điều này có thể sẽ khiến phe đối lập trong nội bộ ĐCSTQ kích động người bên phe ông Tập cùng nổi dậy. Tuy nhiên, vì Tập Cận Bình đã lấy chế độ độc tài tàn nhẫn và cách kiểm soát quyền lực của Mao Trạch Đông làm hình mẫu, cho nên khả năng này cũng rất mong manh. Ngay cả khi điều đó trở thành hiện thực, việc Bắc Kinh giám sát toàn diện người dân cũng sẽ khiến người dân Trung Quốc không hiểu được sự thật về dịch bệnh ở Vũ Hán.

Sau đó, nhà phân tích điểm lại những động thái của ĐCSTQ trong nhiều thập kỷ qua, từ thời Mao Trạch Đông cho đến Tập Cận Bình, trong nỗ lực đấu tranh giành quyền bá chủ toàn cầu:

Kể từ khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền vào năm 1949, ban lãnh đạo của ĐCSTQ đã không ngừng nỗ lực giành quyền bá chủ toàn cầu. Những người kế nhiệm Mao Trạch Đông, bắt đầu từ Đặng Tiểu Bình, tới nay vẫn đang dốc sức thực hiện cuộc hành trình "không quay đầu" này.

Mặc dù Đặng Tiểu Bình tỏ ra thân thiện với phương Tây, nhưng chính ông ta là người đầu tiên mô tả mối quan hệ với Hoa Kỳ là một mối quan hệ "Chiến tranh Lạnh". Đặng còn nói rõ với các đồng sự rằng, mục tiêu cải cách thị trường trong nền kinh tế Trung Quốc là "làm giàu cho đất nước và củng cố quân đội”. Người phương Tây tưởng rằng cải cách của Đặng là đưa Trung Quốc tiến nhập vào hệ thống kinh tế toàn cầu. Nhưng trên thực tế, đó là một bước đi nhằm tri phối và kiểm soát hệ thống này, nhằm đạt được quyền bá chủ.

Trong hơn chục năm đầu tiên của thế kỷ này, ĐCSTQ đã sử dụng công nghệ cao để giám sát toàn bộ Trung Quốc, bao gồm cả “vạn lý tường lửa”, và phát động một cuộc tấn công mạng, đánh cắp trắng trợn tài sản trí tuệ trị giá hàng trăm tỷ USD từ thế giới phương Tây. Đây là đợt chuyển dịch tài nguyên lớn nhất trong lịch sử.

Mục tiêu của sáng kiến ​​“Một vành đai, Một con đường” và kế hoạch tổng thể “Made in China 2025” của ĐCSTQ là đưa Trung Quốc trở thành siêu cường thống trị thế giới bằng các thủ đoạn cần thiết. Có thể bao gồm việc lợi dụng đại dịch COVID-19 để đặt nền kinh tế của các đối thủ vào thế khó khăn, đặc biệt là nền kinh tế của Hoa Kỳ.

Hy vọng thế giới học được bài học từ thảm họa Chernobyl và nhận rõ bộ mặt thật của ĐCSTQ

Ông Herman cũng nói về tham vọng của lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình. Ông viết rằng, trên thực tế, giống như những điều được nêu trong Kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ 14 của ông Tập, từ việc Trung Quốc tăng cường nghiên cứu về công nghệ tái tổ hợp ADN có thể dự đoán rằng, chính phủ Trung Quốc quan tâm đến việc tìm ra một loại virus độc hại hơn để làm vũ khí sinh học tiềm năng.

"Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng cộng đồng quốc tế có thể rút ra bài học từ sự cố Chernobyl, nó đã cho thấy một chế độ chuyên chế sa đọa về mặt đạo đức có thể mang lại thảm họa thế nào [cho thế giới], mà hơn nữa là sự thật về thảm họa đã bị che đậy. Bên cạnh đó, vụ nổ Chernobyl cũng dạy cho chúng ta một bài học về sự tỉnh táo, cho chúng ta hiểu được những rủi ro có thể xảy ra khi hợp tác với Bắc Kinh hoặc dung túng nó”, ông Herman nói.

Cuối bài báo, nhà nghiên cứu nói rằng thế giới đã mất đi hàng triệu người và tổn thất hàng nghìn tỷ USD: đó là cái giá khủng khiếp phải trả vì đã coi nhẹ mối đe dọa hiện tại và trong tương lai do một chế độ ám ảnh về quyền lực gây ra.

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Liệu đại dịch COVID-19 có trở thành Chernobyl của ĐCS Trung Quốc?