Tại sao trong thử nghiệm vaccine thường bao gồm 1 nhóm giả dược?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong các thử nghiệm lâm sàng, người ta thường chia những người tham gia thành hai nhóm, trong đó bao gồm 1 nhóm “giả dược”. Mục đích của nhóm giả dược là gì?

Một số người đôi khi sẽ thắc mắc: “Giả dược là gì? Tại sao anh tình nguyện tham gia vào chương trình thử nghiệm vaccine, nhưng lại không được tiêm vaccine?”

"Giả dược" (Placebo) vẫn còn hơi xa lạ với nhiều người, báo chí quốc tế đã phỏng vấn các chuyên gia để giải thích về tác dụng và ý nghĩa của placebo trong các thử nghiệm lâm sàng.

1 trong 2 nhóm tham gia thử nghiệm vaccine được tiêm giả dược

Theo báo cáo từ kênh NDTV, trong các thử nghiệm lâm sàng phát triển vaccine phòng bệnh viêm phổi Vũ Hán, chỉ một nửa số người tham gia thử nghiệm được tiêm "vaccine thử nghiệm", trong khi nửa còn lại được tiêm "vaccine giả dược".

Bằng cách so sánh hiệu quả thử nghiệm và tác dụng phụ của hai nhóm, các nhà khoa học dễ dàng xác định xem vaccine có thể bảo vệ cơ thể con người hay không.

NDTV cũng đã phỏng vấn Tiến sĩ Aviral Roy, chuyên gia tư vấn tại Khoa Chăm sóc đặc biệt ở Bệnh viện Kolkata (Ấn Độ), và bác sĩ K.K.Aggarwal, Chủ tịch Quỹ Chăm sóc Tim Ấn Độ, để hiểu chính xác giả dược là gì, tại sao nó lại được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng?

Thành phần và cách sử dụng giả dược

Bác sĩ K.K.Aggarwal chỉ ra rằng: Giả dược là một chất vô hại và bất hoạt, bề ngoài của nó thường được thiết kế theo hình dáng của một loại thuốc hoặc vaccine mới đang được thử nghiệm, nhưng hầu hết chúng được làm từ đường, nước đường và muối sinh lý, hoàn toàn không có tác động xấu đối với cơ thể con người.

Giả dược được làm từ nước và các thành phần khác, không chứa thành phần dược phẩm, cũng không tạo ra bất kỳ lợi ích hoặc bất lợi nào. Nó chỉ đơn giản được sử dụng cho nhóm đối chứng thử nghiệm mà "không có giá trị điều trị". Trong các thử nghiệm lâm sàng, giả dược đã thực sự được sử dụng trong hơn 10 năm.

Tiến sĩ Roy nói rằng khi một loại thuốc mới được thử nghiệm tính hiệu quả, những người tự nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng sẽ được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm. Một nhóm được tiêm "vaccine thử nghiệm"; nhóm còn lại là nhóm "giả dược".

Với mọi điều kiện thử nghiệm không đổi, hai nhóm tham gia sẽ không được cho biết họ đang dùng thuốc gì, cả người tham gia và nhân viên thực hiện thí nghiệm thậm chí đều không thể phân biệt được đâu là giả dược từ vẻ ngoài của vaccine, mục đích là để ngăn chặn các đối tượng giả mạo kết quả nghiên cứu.

Sau khi so sánh hai nhóm dữ liệu, nếu có thể xác định rằng loại thuốc mới được sử dụng trong nhóm thử nghiệm có hiệu quả hơn giả dược trong nhóm đối chứng, thì loại thuốc mới có thể được coi là thông quan và có thể đưa ra thị trường.

Lý do sử dụng giả dược trong các thử nghiệm lâm sàng

Tiến sĩ Roy nói rằng, mục đích lớn nhất của việc sử dụng giả dược là để so sánh liệu một loại vaccine mới hoặc loại thuốc mới có thể thực sự "tạo ra hiệu quả" và "hình thành kháng thể" hay không. Điều này có thể được dùng để đánh giá lực bảo vệ được sinh ra trong cơ thể những người được tiêm chủng là do vaccine tạo ra.

Nếu tất cả người tham gia đều được tiêm vaccine thử nghiệm, các nhà khoa học sẽ không thể hiểu được những tác dụng phụ có thể xảy ra của vaccine mới, cũng như không thể cung cấp dữ liệu tham khảo cho kết quả của các nghiên cứu dài hạn.

Lấy ví dụ về loại thuốc mới thử nghiệm. Nếu loại thuốc mới trong nhóm thử nghiệm cho thấy tỷ lệ chữa khỏi bệnh là 99%, các nhà khoa học sẽ nghĩ rằng nó rất hiệu quả nếu chỉ xem xét dựa trên dữ liệu này.

Tuy nhiên, nếu giả dược cũng cho thấy khả năng chữa khỏi bệnh là 90%, có nghĩa là hiệu quả của thuốc mới không khác biệt đáng kể so với giả dược, vì vậy thuốc mới không thể được bán trên thị trường.

Do đó, nhóm giả dược và nhóm chứng được thiết kế trong các thử nghiệm lâm sàng để đảm bảo rằng kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy.

Bảo Vy
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao trong thử nghiệm vaccine thường bao gồm 1 nhóm giả dược?