Thần thoại hỗn loạn và tư tưởng triết học truyền thống (P-2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tuy nhiên, mặc dù nội hàm ý thức hệ khác nhau của cả hai, "Đất, Nước, Lửa, Gió và Không" của Phật giáo và "Đất, Nước, Lửa, Khí và Ether" của Hy Lạp cổ đại chiếu sáng lẫn nhau. Khiến mọi người nhớ đến câu thành ngữ cuốn “Chu Dịch" là “Thù lộ đồng quy”, tức các con đường khác nhau nhưng đều quy về một chỗ.

Xem: Phần 1; Phần 2

Tôn giáo và triết học

Các tôn giáo Hy Lạp cổ đại có liên quan chặt chẽ đến Thần thoại, nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau, bởi vì các tôn giáo thường chọn những phần mang tính chất răn đe của Thần thoại và văn hóa để giảng dạy cho con người. Nói một cách chính xác, con người thời đó đều tin vào Chúa nên thời đó không có thuật ngữ "tôn giáo", cũng không có khái niệm của người hiện đại đối với tôn giáo. Tuy nhiên, để tiện cho việc diễn đạt về mặt ngôn ngữ, giới học thuật dùng từ "tôn giáo".

Đôi khi, chúng ta cũng có thể bắt gặp một từ khác, đó là "triết học". Tác giả đã đề cập trong cuốn "Từ một giai đoạn lịch sử nghệ thuật thấy được sự thay đổi của tư tưởng nhân loại" rằng, triết học Hy Lạp cổ đại đương thời không phải là kiến ​​thức mà ngày nay mọi người nghĩ, mà nó giống như một số môn phái tu luyện và phương pháp tu luyện. Cũng có một số học giả hiện đại so sánh với các phương pháp tu hành mà Đức Phật Thích Ca và Lão Tử đã dạy, không có nhiều sự khác biệt giữa triết học và tôn giáo cổ đại, và quan điểm này cũng có giá trị về mặt học thuật.

Lấy tư tưởng Pythagoras làm ví dụ đơn giản. Bởi vì, hiện nay người ta xếp Pythagoras là một nhà triết học, nhiều người cho rằng tư tưởng Pythagoras là một trường phái triết học về học thuật. Nhưng vì lý luận của Pythagoras có chứa đựng rất nhiều quan điểm tôn giáo và Thần học, nên khi giới học thuật nói về tôn giáo Hy Lạp, trường phái triết học này lại được quy về tôn giáo.

Thần thoại và truyền thuyết Hy Lạp thường tập trung vào kể chuyện và giải trí, vì những người phàm phu tục tử thiếu trí tuệ quen tạo ra các câu chuyện theo logic của con người để đọc giả thấy hứng thú. Trong cốt truyện, các nhà văn đã nhân tính hóa, nhân vị hóa, và thậm chí là tà ác hóa các vị Thần. Vào thời đó, một số triết gia và một số giáo phái ở thời kỳ khá cao thượng đó không quá quan tâm đến việc bịa ra những câu chuyện này. Lối vào đền thờ Apollo ở Delphi được khắc ba phương châm nổi tiếng: “Hãy nhận thức chính mình”, “Bất kỳ việc gì cũng không quá mức”“Bừa bãi thề thì tai họa sẽ ập đến”, điều này cho thấy tôn giáo và Thần thoại đều có lời dạy khác nhau.

Tất nhiên, cũng có nhiều tác động tiêu cực, chẳng hạn như Lễ huyền bí của người Eleusis yêu cầu kể những câu chuyện cười khiêu dâm, và tại một nghi lễ nào đó thường sẽ giao tiếp với nhau bằng những lời lẽ thô tục, v.v. Đặc biệt là thời kỳ sau này, khi đạo đức dâng chúng băng hoại, các ngành các nghề đều hỗn loạn, chẳng hạn như tình trạng dâm loạn tràn lan ở Đền Thần Tình Yêu được ghi lại trong lịch sử, nên tôi sẽ không nói nhiều.

Kiến trúc sư người Pháp Joseph Albert Tournaire phục dựng Đền thờ Apollo ở Delphi dựa trên các di tích, được vẽ vào năm 1894. (Phạm vi công cộng)

Một đặc điểm khác của tôn giáo Hy Lạp cổ đại là rất coi trọng sự khải thị từ những lời dạy của Thần. Bất kể họ là người cai trị hay người bình thường, khi họ gặp những sự kiện quan trọng hoặc những vấn đề khó khăn, họ sẽ đến nơi Thánh địa (thường là đến các ngôi đền của các vị Thần khác nhau) để tìm kiếm sự khải thị, và nếu vị Thần chấp nhận lễ bái thì sẽ giáng lời Thần dụ để giải đáp. Mọi người sẽ thông qua viên tế tư hoặc lời tiên tri của người chuyên trách trong ngôi đền chuyển dịch lại theo thể văn vần, thơ ca cho người đi cầu nguyện. Theo ghi chép, lời Thần dụ của Thần Apollo ở đền Delphi được chứng minh là linh nghiệm và chính xác nhất, vì vậy đã trở thành một trung tâm tín ngưỡng cực kỳ quan trọng ở Hy Lạp cổ đại kể từ thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên.

Khi Thánh Socrates còn sống, lời Thần dụ ở đền Delphi đã nói rõ: “Không có người nào có trí huệ hơn Socrates”. Tuy nhiên, sự đánh giá phi phàm của lời Thần dụ đã làm dấy lên rất nhiều sự ghen tị. Một loạt các sự kiện dẫn đến việc Socrates bị buộc tội một cách không cần thiết vì không tôn trọng các vị Thần và mê hoặc những người trẻ tuổi, bị kết án tử hình sau cuộc bỏ phiếu của một bồi thẩm đoàn gồm 500 người.

Trong thời đại mà tất cả mọi người đều tin vào Chúa, các thành viên của bồi thẩm đoàn và những người ghen ghét, căm ghét Socrates một cách vô lý đều tin vào sự tồn tại của các vị Thần, nhưng điều này không thay đổi sự thật rằng họ đã giết Thánh nhân với danh nghĩa tôn thờ các vị Thần.

Chuyện các Thánh đồ bị trừng phạt vì ham muốn ích kỷ không phải là chuyện lạ. Câu chuyện nổi tiếng nhất phương Tây là câu chuyện vua Herod tàn sát trẻ sơ sinh được ghi trong Kinh thánh: Vua Herod nghe tin xuất hiện thiên tượng vị vua mới của người Do Thái giáng sinh, thì coi đó là mối đe dọa, vì vậy ông cử người đi tìm. Tuy nhiên, những người được sai đi tìm đó được các Thiên Thần nhắc nhở, thế là họ bỏ trốn mà không quay lại báo cáo với vua Herod. Vua Herod không tìm thấy Chúa Giê-su nên đã ra lệnh thảm sát tất cả trẻ sơ sinh nhỏ hơn hai tuổi tại Bethlehem, quê hương của Chúa Giê-su.

Những ví dụ như vậy không thiếu trong thời cổ đại và hiện đại, cả phương Đông lẫn phương Tây. Những người nắm quyền vì họ tin rằng có một vị vua được sinh ra trên thế gian liền tàn sát bừa bãi, hoặc thông qua giải nghĩa những lời tiên tri để xem ai là hoàng đế trong tương lai mà giết chóc. Trong lịch sử, trong các chức sắc tôn giáo như các giám mục, sư trụ trì và các linh mục, đều không thiếu những kẻ tham lam và bại hoại, nhưng nhiều người trong số họ thực sự tin vào sự tồn tại của các vị Thần. Ở Trung Quốc với học thuyết vô Thần, nhưng có nhiều quan chức tham nhũng tin vào phong thủy và những thứ khác được coi là "mê tín", nhưng tin vào những điều này không có nghĩa là họ sẽ không tham nhũng, hủ bại.

Nhiều ví dụ đều chỉ ra một vấn đề: nếu một người không nỗ lực để cải thiện đạo đức và tâm tính của mình, cho dù họ tin vào sự tồn tại của Thần, thì cũng không có nghĩa là họ thành người đạo đức cao thượng. Đạo đức không phải là một khái niệm có thể được đánh giá đơn giản bằng cách tin vào sự tồn tại hay không tồn tại của thứ gì đó, mà nó liên quan đến các quy tắc ứng xử và chuẩn mực của con người, cũng như tổng thể các phương diện đối nhân xử thế xuyên suốt của con người như phẩm hạnh, quan niệm, tâm cảnh. Nói đúng ra, nếu một người tin vào sự tồn tại của Thần mà bỏ qua những yêu cầu của Thần đối với đạo đức phẩm chất của con người, thì loại “tín” này giống như thật mà thật ra là giả , thậm chí là biến dị, không phải là tín chân chính.

Các nhà hiền triết cổ đại đều là những người coi trọng đạo đức và tu dưỡng tâm tính, điều này khác biệt rất lớn với việc ngày nay coi kiến ​​thức và kỹ thuật bề ngoài là thước đo giá trị của con người. Ví dụ, chẳng hạn như Thales (Thales of Miletus) (khoảng 624 TCN-548/545 TCN), một trong "bảy nhà hiền triết của Hy Lạp cổ đại", người hiện đại chỉ đánh giá mức độ thông thạo của ông về thiên văn và địa lý và cách đi tiên phong trong trường phái Milesian, ông được coi là nhà triết học đầu tiên để lại tên tuổi trong lịch sử phương Tây. Nhưng thực ra, những gì ông làm là để giáo hóa đạo đức công chúng. Những thứ mà ông nắm bắt được không phải là kiến ​​thức khoa học, mà nói là siêu năng lực thì đúng hơn.

Theo cuốn sách "Lịch sử" do Herodotus biên soạn vào thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, Đại hiền triết Thales đã dự đoán chính xác nhật thực toàn phần vào ngày 28 tháng 5 năm 585 TCN. Trong cuốn sách "Politics" (Chính trị) của Aristotle ​​kể về câu chuyện Thales dự đoán một vụ thu hoạch ô liu bội thu vào mùa đông năm tới. Người hiện đại đã quen gán cho những dự đoán chính xác này là do kiến ​​thức khoa học phong phú của Thales, vốn đã được tính toán và phán đoán cẩn thận, thậm chí người hiện đại còn gọi ông là "cha đẻ của khoa học". Nhưng tại sao không nghĩ, làm thế nào một người cổ đại có thể làm được điều này vào 2600 năm trước khi mà không có sự hỗ trợ về mặt thiết bị nào và khoa học thời đó cực kỳ kém phát triển?

Thay vì, buộc chặt những việc làm này với quan niệm của khoa học, tốt hơn hết nên thẳng thắn thừa nhận nó có mang đặc trưng dự ngôn tiên tri, trên thực tế, đó cũng là để giáo hóa nhân tâm. Lấy nội dung được Aristotle mô tả làm ví dụ: Công việc của nhà hiền triết vĩ đại Thales ở thế tục làm kinh doanh, nhưng vì ông đã đầu tư nhiều tiền bạc và thời gian vào việc tìm kiếm chân lý và nghiên cứu triết học nên ông ngày càng nghèo hơn dẫn đến nhiều người chỉ trích rằng triết học là vô ích. Để đảo ngược nhận thức của mọi người, Thales đã dự đoán một vụ thu hoạch ô liu bội thu vào mùa đông năm tới, đồng thời độc quyền và cho thuê các nhà máy dầu ở Miletus và Chios với chi phí rất thấp. Bởi vì, không có sự cạnh tranh, ông đã kiếm được rất nhiều lợi nhuận bằng cách cho thuê nhà máy dầu trong năm thứ hai. Aristotle nói rằng, Thales đã chứng minh rằng "chỉ cần các triết gia có ý muốn, thì rất dễ dàng trở nên giàu có, nhưng đây không phải là mục tiêu theo đuổi của họ."

Từ “triết học” chữ Latin là "Philosophia", có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại "φιλοσοφία", là sự kết hợp của "Philos" nghĩa là Tình yêu, và "Sophia" nghĩa là trí tuệ, có nghĩa là "tình yêu trí tuệ". Điều này tương tự như "từ bi" và "trí tuệ" trong Phật giáo hay "tình yêu" trong Cơ Đốc giáo, chỉ khác là nó được thể hiện theo những cách khác nhau dưới những nền tảng văn hóa khác nhau. Nói cách khác, tất cả chúng đều là tu luyện theo các pháp môn khác nhau.

Người hiện đại thường quen nhìn người xưa dưới góc độ người hiện đại. Đặc biệt là khi một số “nhà duy vật” khi xem xét về quan điểm của Thales rằng “nước là nguồn gốc của vạn vật”, và họ đoạn chương thủ nghĩa nói rằng, ông là “chủ nghĩa duy vật” mà quên đi một cách có chọn lọc lời nói của vị hiền triết này là “Vạn vật đều có linh tính”.

Trên thực tế, sau khi một người tu luyện khai trí khai huệ, đối với vạn sự vạn vật đều có một cái nhìn sâu sắc và có một tầm hiểu biết vượt xa về cả vĩ mô và vi mô. Có thể thấy rằng 2600 năm trước, có thể thấy người đưa ra chủ trương 2 điểm này đã chứng ngộ, khai mở trí huệ.

Thales cũng tin rằng, trái đất được đặt trên mặt nước, điều này gợi nhớ đến ghi chép của Phật gia về Núi Tu Di (Sumeru) trên mặt nước. Nếu chú ý một chút đến tầng tầng vũ trụ và các không gian khác được mô tả trong kinh sánh, thì sẽ người ta ngạc nhiên trước những khái niệm rộng lớn và tất cả các chi tiết bao trùm vạn vật của nó.

Nhiều người hiện đại nói: Tôi không hiểu tại sao người xưa lại có trí tưởng tượng phong phú đến vậy. Họ thực sự cho rằng, những mô tả về các không gian khác trong hàng vạn cuốn kinh Phật và Đạo tạng đều là do người xưa hư cấu biên tạo nên. Bạn phải biết rằng một người có khả năng logic bình thường không thể quy mọi thứ vào trí tưởng tượng của người xưa, bởi vì môi trường xã hội cổ đại rất đơn giản, tư duy của người xưa cũng đơn giản hơn người hiện đại, thì cũng không thể có khả năng tưởng tượng vượt hơn bình thường như thế được. Những nội dung chi tiết tường tận của các không gian khác, cũng như sự nhất quán nhấn mạnh của các tôn giáo trên thế giới chính là những điều mà các nhà thuyết giáo và những người tu luyện nhìn thấy, nghe thấy và trải nghiệm ở không gian khác.

Tác phẩm "Phaedo" của Plato ghi lại các chiều không gian khác của trái đất được Thánh Socrates mô tả chi tiết trước khi qua đời, gồm thành phần của quả cầu, màu sắc của đất, sự rực rỡ của cây cỏ, hình dạng của đá quý và các chi tiết khác. Nhưng những đoạn văn lớn này, về cơ bản bị các học giả triết học hiện đại bỏ qua. Nhân loại được tạo ra bởi khoa học hiện đại, ngay cả những nội dung mà họ nhìn thấy tận mắt mà còn coi chúng như thể không tồn tại, thế thì làm sao họ có thể hiểu được chân lý của "tình yêu trí tuệ"?

Trong cuốn Siêu hình học (Metaphysica) của mình, Aristotle đã giải thích sự hiểu biết về nước từ góc độ Thần thoại: "Một số người nghĩ rằng, ngay cả những người cổ đại cách xa ngày nay, trong mô tả ban đầu của họ về Thần, cũng có những quan điểm tương tự về tự nhiên. Chẳng hạn, họ cho rằng Thần Oceanus, (vị Thần cai quản đại dương sông ngòi bao quanh tất cả các vùng đất trên thế giới) và Thần Tethys (nữ thần biển cả ban đầu) là cha mẹ của sự sáng tạo thế giới. Trong các câu chuyện, các vị Thần thường chỉ vào nước và thề, và gọi nó là "Styx" (Styx, con gái của hai vị Thần nói trên). Đối với sự vật mà nói, những gì lâu đời nhất cũng được kính trọng nhất, và nó là thứ thiêng liêng nhất được dùng để thề".

Thần Oceanus quản đại dương, sông ngòi bao quanh lục địa trên thế giới. (shutterstock)

Đoạn văn này của Aristotle đề cập đến phả hệ Thần thoại phiên bản của Homer. Styx là con gái của hai vị Thần nguyên thủy Hy Lạp, Oceanus và Thetis, cai quản sông Styx. Mặc dù thuộc về các Thần Titan cổ đại, Styx đã đứng về phía Zeus trong cuộc chiến Titan (Titanomachy). Sau cuộc chiến thắng, tên cô đã trở thành biểu tượng của sự linh thiêng và danh dự trong các vị Thần trên đỉnh Olympus, vì vậy sau này các vị Thần lấy tên là Styx để thề. Theo Homer, lời thề nhân danh Styx là lời thề thiêng liêng nhất, và bất kỳ vị Thần nào vi phạm lời thề này sẽ bị trừng phạt.

Trong quan niệm của con người ngày nay, vật chất là bản thân vật chất. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu các tác phẩm của người xưa bằng quan niệm hiện đại, thì sẽ hiểu sai hoàn toàn về vật chất được đề cập trong triết học Hy Lạp cổ đại. Đặc biệt, một số triết gia Hy Lạp cổ đại bị gán cho là "chủ nghĩa duy vật" bắt đầu từ thời Xô Viết, họ đều là người theo thuyết hữu Thần. Các vật chất và nguyên tố họ nói đến đều liên quan mật thiết đến các vị Thần, tuyệt đối không thể tách chúng ra thành 2 thứ để xem xét độc lập được.

Quan điểm triết học tiêu biểu nhất là thuyết bốn nguyên tố của Hy Lạp cổ đại cách đây khoảng 2500 năm, tức là bốn nguyên tố cơ bản đất, nước, lửa và khí cấu thành thế giới. Nhiều người cho rằng đây là "chủ nghĩa duy vật". Nếu đúng như vậy, thì ở Ấn Độ cổ vào thời Đức Phật Thích Ca cũng nói về “tứ đại” là đất, nước, lửa và gió, chúng có giống nhau không? Nó cũng được coi là "chủ nghĩa duy vật"?

Ở Hy Lạp cổ đại, một số lý thuyết về nguyên tố đã tồn tại trong lĩnh vực tôn giáo hoặc tu hành học thuật từ rất lâu (người xưa không có khái niệm học thuật hiện đại, và việc nghiên cứu học thuật và khám phá chân lý được coi là việc tu hành đến gần với Thần linh). Theo ghi chép lịch sử triết học thì chúng ra đời sớm nhất cùng thời lý thuyết bốn nguyên tố này là của nhà triết học và thầy chiêm bói Hy Lạp cổ đại Empedocles vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, lý thuyết này được suy diễn ra từ nền tảng lý luận Thần học Hy Lạp cổ đại. Tóm lại, nó xuất phát từ bốn vị Thần chính: Thần Zeus, vị Thần Vương, hiện thân của nguyên tố "Lửa", vì ông phụ trách bầu trời, ánh sáng và sấm sét. Thần Hera, vị Thần Hoàng Hậu, là mẹ của sự sống, nghĩa là nguyên tố "Khí". Thần Biển Poseidon, người anh em của vị Thần Vương, tượng trưng cho nguyên tố "Nước". Còn người anh em khác của Thần Zeus là Diêm Vương Hades cai quản cõi âm, và cũng là người thống trị các khoáng chất dưới lòng đất, vì vậy tương ứng với nguyên tố "Đất".

Có thể thấy, các sự vật khác nhau đều được cấu tạo bởi các yếu tố vật chất này, và ở các mức độ khác nhau, có các yếu tố Thần linh khác nhau tham gia vào. Lấy một ví dụ đơn giản với các vật liệu nghệ thuật quen thuộc, chẳng hạn như bột màu. Các loại bột màu ban đầu về cơ bản có nguồn gốc từ khoáng chất dưới lòng đất và chứa các nguyên tố Đất. Trong quá trình xay nghiền bột mày từ nguyên liệu thô, nó cần được nước rửa sạch, làm sạch bằng phương pháp lỏng, thêm chất kết dính, v.v., sẽ chứa nguyên tố Nước. Khi sản xuất bột màu, cần phải trải qua quy trình nung và làm khô trong khí, nên có yếu tố Lửa và yếu tố Khí tham gia. Do đó, bột màu bao gồm có Đất, Nước, Lửa và Khí tạo thành. Và vì có Thần đứng sau những yếu tố này, nên chất liệu màu có đặc tính liên hệ với Thần ở phía sau. Thế nên người xưa cho rằng những đồ vật do Thần làm ra hoặc do Thần dạy con người tạo ra nên sử dụng cho đúng đắn, chẳng hạn như dùng để vẽ Thần linh. Người ta ca ngợi sự vĩ đại của các vị Thần thông qua các bức tranh, có thể câu thông với Thần tính trong các đặc điểm của các chất liệu màu này.

Sơ đồ của bốn nguyên tố trong không gian vũ trụ vĩ mô được vẽ vào năm 1617 bởi học giả người Anh Robert Fludd. Hình này dựa trên trái đất và bốn nguyên tố: Đất (Terra, trái đất thấp nhất trong hình), Nước (Aqua), Khí (Aer) và Lửa (Ignis) được đánh dấu từng lớp từ trong ra bên ngoài. [Lưu ý: thứ tự của bốn yếu tố sẽ khác nhau trong các lý thuyết và cấp độ khác nhau]. Yếu tố vũ trụ học cổ điển đã phổ biến trong âm nhạc cổ đại và nghệ thuật trong một thời gian dài. Bức tranh này đưa nó vào sự hài hòa của âm nhạc, mô tả rằng âm nhạc có thể thể hiện ra thiên nhiên và vũ trụ thông qua cấu trúc âm thanh cụ thể của bốn yếu tố. (Phạm vi công cộng)

Lý luận bốn nguyên tố đã tồn tại ít nhất hai nghìn năm trong quá khứ. Ngay cả trong thời kỳ Phục hưng, màu sắc dựa trên bốn nguyên tố có thể được tìm thấy trong hội họa của Leonardo da Vinci so với màu sắc của Michel -Eugène Chevreul hay Jean-Georges Vibert, vốn nổi tiếng trong giới nghệ thuật phương Tây hiện đại, rõ ràng là nó cổ phác hơn nhiều.

Không chỉ nghệ thuật, mà bốn nguyên tố có liên quan đến nhiều lĩnh vực ở Hy Lạp cổ đại. Ví dụ, nhà khoa học y học đương đại Philistion of Locri của Plato đã áp dụng bốn đặc tính lạnh, nóng, khô và ướt mà ông rút ra từ bốn yếu tố và áp dụng vào y học, kết hợp với Alcmaeon vào thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, Alcmaeon (Alcmaeon of Croton) tin rằng "sức khỏe con người phụ thuộc vào cân bằng các yếu tố” để hoàn thiện hơn nữa các lý luận về y học phương Tây cổ đại.

Ngoài 4 nguyên tố, Hy Lạp cổ đại còn có một “Nguyên tố thứ 5” (Quinta Essentia hay Quintessence) nổi tiếng, được gọi là “Aether” (Aether hay Ether). Người ta đã biết đến từ những ngày đầu tiên khi bốn nguyên tố xuất hiện, nhưng vì mọi người tin rằng Ether có kích thước siêu nhỏ, và có các tính chất khác với bốn nguyên tố nên nó không được đưa vào bốn nguyên tố. Chỉ đến thời Aristotle, nó mới được xếp vào loại nguyên tố thứ 5. Ở thời hiện đại, người ta từng cho rằng Ether là một loại sóng điện từ giả định nào đó, nhưng sau khi nghiên cứu, họ cho rằng không có bằng chứng quan sát nào chứng minh được sự tồn tại của loại chất này nên về cơ bản nó đã bị giới khoa học loại bỏ.

Nhưng trên thực tế, từ "Ether" xuất phát từ vị thần Hy Lạp nguyên thủy Aether, người đại diện cho không gian tối cao ở Thiên giới, và không khí trong lành tươi sáng mà các vị Thần sống ở ở đó hít thở.

Cũng giống như gió là một hiện tượng tự nhiên ở phía bên này, và Thần Gió ở phía bên kia, một mặt của sự vật là một chất cụ thể, và mặt kia là một Thần linh. Do đó, khái niệm "Ether" có thể được hiểu là biểu hiện của vị Thần Aether ở vị thế cao nhất. Chất này được đặc trưng bởi sự hư không, vi tế, nhẹ nhàng, tinh tế, tinh khiết và mang sức nóng. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng, nó có thể thấm vào bất cứ nơi nào của không gian cho đến các phần tử cực nhỏ. Theo trình tự thời gian về sự xuất hiện của nhiều danh từ khác nhau trong lịch sử triết học, nó được các thế hệ sau gọi là "nguyên tố thứ năm". Tuy nhiên, vì khái niệm của nó cao hơn các nguyên tố tự nhiên thông thường như Nước, Lửa và Khí, nhiều học giả cũng coi nó như một yếu tố cổ điển.

Cuộc tranh luận về sự tồn tại của Ether vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, nhưng hầu hết chúng hoàn toàn bó hẹp trong khuôn khổ của vật lý hiện đại. Hạn chế này khiến người hiện đại thực sự khó hiểu khái niệm của nó trong văn hóa truyền thống. Trên thực tế, người xưa luôn coi trọng quan niệm về sự thống nhất giữa tinh thần và vật chất, cho rằng tư tưởng là vật chất nhẹ nhàng, trong sáng. Vì vậy, họ cũng tin rằng Ether tinh tế, thuần khiết và thanh tao cũng có một ý chí quy tắc nhất định, thiết lập và duy trì trật tự của vạn vật. Bởi vì, nó là biểu hiện của Thần cao tầng, tuy là vật chất rất vi mô, nhưng nó cũng có đặc tính của sự hư không.

Nếu so sánh với nền văn hóa cổ đại Á Đông, chúng ta có thể tìm thấy một số tình huống không thể tránh khỏi hơn là sự trùng hợp. Có một thuật ngữ trong lý thuyết Phật giáo được gọi là “Ngũ giới” (Panca-dhatavah), cũng được gọi là "Ngũ luân", cụ thể là "Tứ đại" gồm Đất, Nước, Lửa và Gió, cộng với "Không giới” (Akasha) là năm yếu tố cơ bản tạo nên thế giới. Sự hiểu biết ban đầu về điều này ở phương Tây đến từ Nhật Bản, vì vậy nó thường được gọi là "Godai" - đây là phiên âm của "Ngũ đại" trong tiếng Nhật.

Như chúng ta đã biết, không có các vị thần Hy Lạp như Zeus, Hera, Poseidon, Hades và Aether trong Phật giáo. Thuyết “Ngũ giới” của Phật giáo hoàn toàn bắt nguồn của chính họ, không liên quan gì đến quá trình người Hy Lạp cổ đại suy ra ngũ hành thông qua đặc tính của các vị Thần. Hơn nữa, thời điểm chung để phương Đông và phương Tây đưa ra những lý thuyết về nguyên tố này rất gần nhau, đều là vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, khi chưa có công nghệ hiện đại, phương thức vận chuyển còn rất thô sơ, thành quả về văn hóa và học thuật rất khó để truyền sang khác lục địa khác. Tuy nhiên, mặc dù nội hàm ý thức hệ khác nhau của cả hai, "Đất, Nước, Lửa, Gió và Không" của Phật giáo và "Đất, Nước, Lửa, Khí và Ether" của Hy Lạp cổ đại chiếu sáng lẫn nhau. Khiến mọi người nhớ đến câu thành ngữ cuốn “Chu Dịch" là “Thù lộ đồng quy”, tức các con đường khác nhau nhưng đều quy về một chỗ.

Truyền thống và sự thay đổi

Đã nói về nhiều nền văn hóa cổ xưa như vậy, cũng làm nảy sinh một chút suy nghĩ: Trong nghiên cứu văn hóa lịch sử, cần phải làm rõ một khái niệm - đó là “truyền thống” là gì. Nói chung, truyền thống có lịch sử lâu đời, vậy tất cả những gì có từ lâu đời có phải là truyền thống không?

Một đặc điểm chung có thể được nhìn thấy từ các nền văn hóa cổ đại của các quốc gia khác nhau: nhiều đạo đức và phong tục cơ bản có nguồn gốc từ Thần thoại hoặc tôn giáo. Về khai thiên tịch địa của Bàn Cổ trong Thần thoại phương Đông và mối quan hệ trong các tôn giáo phương Tây đều do các vị Thần đặt ra vào thời kỳ đầu của nền văn minh và truyền lại cho thế giới, sau đó con người coi đó như một nét văn hóa chính thống và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là cái mà chúng ta thường gọi là "văn hóa Thần truyền”.

Nhiều nền văn hóa Thần truyền đều được luân phiên dựng lập, ban đầu là phát triển, từng bước trải qua quá trình thành, trụ, hoại, diệt, cho đến khi một nền văn minh mới xuất hiện.

Các nền văn minh mới thay thế các nền văn minh cũ, một số là do thiên tai và các yếu tố khác dẫn đến sự tuyệt chủng hoàn toàn của con người và thậm chí cả các sinh vật. Các nền văn minh khác là do chiến tranh quy mô lớn hoặc bệnh dịch quy mô lớn gây ra số lượng lớn người chết, những người sống sót dần dần từ bỏ nền văn hóa tiền sử để hòa nhập vào nền văn minh mới. Nhưng trong trường hợp thứ hai, nền văn minh cũ còn lại sẽ không biến mất hoàn toàn mà có khả năng sẽ được nền văn minh mới tiếp thu, hoặc được giữ lại làm di tích, nhân chứng lịch sử.

Ở đây có liên quan đến một vấn đề, nền văn minh trong quá khứ phát triển theo quy luật “thành, trụ, hoại, diệt”, nên khi lịch sử đến giai đoạn diệt vong thì nền văn minh đó cũng bị hủy, kể cả văn hóa Thần truyền ban đầu. Có nghĩa là, trong quá trình lịch sử lâu dài, văn hóa bán Thần bán nhân dần dần bị các thế hệ sau thay đổi, thậm chí đi ngược lại. Những câu chuyện Thần thoại và cao quý ban đầu sẽ từ từ lệch khỏi trạng thái ban đầu khi đạo đức xã hội suy đồi, và dần dần sẽ được xử lý và chuyển thể thành một cốt truyện thấp kém và suy thoái, và nền văn hóa bị thay đổi này đương nhiên sẽ không thể nói được là “văn hóa Thần truyền”.

Tuy nhiên, nền văn biến dị này, không còn là "văn hóa Thần truyền", có một đặc điểm mê hoặc con người - đó là nó có lịch sử lâu đời. Khi nó được bảo tồn như một di sản lịch sử bởi nền văn minh mới, thì lịch sử của nó sẽ xuất hiện với thế giới lâu hơn thời kỳ văn hóa được Thần truyền lại trong nền văn minh mới, nhưng nó còn bại hoại và biến chất hơn cả nền văn minh mới. Tuy nhiên, loài người tôn trọng lịch sử cổ đại, nên với sự phát triển con người sẽ nhìn nhận hoặc tán thành sự bại hoại này theo một nghĩa nào đó, và hậu quả dẫn đến cuối cùng sẽ rất nguy hiểm là điều chúng ta cần thấy rõ ngày nay .

Chúng ta hãy quay trở lại chủ đề vừa rồi: Truyền thống là gì? Đó là sự chính thống Thần truyền. Bởi vì, tính chính thống Thần truyền không bị phụ thuộc theo thời đại, mà phụ thuộc vào bản chất Thần truyền. Nói cách khác, ngay cả những nội dung mà Thần truyền lại ngày nay, cho dù nó không được tích lũy lưu giữ ở bất kỳ thời đại nào trên thế giới, thì nó vẫn là truyền thống. Ngược lại, nếu nó không phải là một thứ chính thống, thì dù nó có từ niên đại xa xưa đi chăng nữa, nó cũng không phải là truyền thống mà chúng ta nói đến. Tất nhiên, một số có thể được gọi là "Truyền thống của ma", nhưng chúng không liên quan gì đến "Truyền thống" được đề cập ở đây.

* * *

Trong các tác phẩm nghệ thuật phương Tây của các triều đại trước đây, nội dung về chủ đề văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại chiếm phần lớn, vì vậy để tạo điều kiện cho mọi người hiểu rõ về nền tảng văn hóa cổ đại, tôi viết bài này khá đơn giản và tương đối trung dung. Thực ra, bài viết này chỉ giới thiệu sơ lược về một hai bọt sóng trên đại dương văn hóa, không viết một cách tổng thể và chuyên sâu, chỉ dưới góc nhìn của học thuật thông thường và không liên quan đến các yếu tố xâu xa, mục đích là để cho độc giả ở mọi tầng lớp trong xã hội, những người có quan điểm khác nhau đọc và hiểu, vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót trong bài viết, kính mời các bạn cùng đọc.

Huy Hải
Theo Arnaud H -Epochtimes

Các tài liệu tham khảo:

Aristotle,《 Metaphysica 》, 4th century BC
Aristotle,《 Politics 》, 4th century BC
Gustav Schwab,《 Die schönsten Sagen des klassischen Altertums 》, 1840
Herodotus,《 Histories 》, c. 430 BC
Hesiod,《 Works and Days 》, c. 700 BC
Jean-Georges Vibert,《 La Science de la peinture 》, 1891
Leonardo da Vinci,《 Trattato della pittura 》, 1651
Lucius Flavius Philostratus & Charles Daremberg,《 Philostrate : Traité sur la Gymnastique 》, 1858
Plato,《 Apology 》, 399 BC
Plato,《 Phaedo 》, c. 399 BC
Plato,《 Republic 》, 375 BC

 



BÀI CHỌN LỌC

Thần thoại hỗn loạn và tư tưởng triết học truyền thống (P-2)