Trung Quốc theo dõi người bất đồng chính kiến bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ở Trung Quốc đại lục, camera giám sát nhận dạng khuôn mặt và các thiết bị khác có ở khắp mọi nơi, từ các thành phố đến các thị trấn. Công nghệ này được sử dụng cài đặt bên trong các cửa hàng, nhà ăn và ngân hàng để thực hiện thanh toán hoặc tại các tòa nhà văn phòng và sân bay.

Tài liệu nội bộ của chính phủ Trung Quốc rò rỉ, tiết lộ chi tiết kế hoạch của chính quyền trong việc giám sát công dân trên quy mô lớn, nhất là đối tượng bất đồng chính kiến.

Tờ Epoch Times đã thu thập được tài liệu do “nhóm lãnh đạo xây dựng và giám sát mạng lưới video an ninh công cộng” phát triển cho huyện Lưu Hà, thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô.

Vào năm 2017, chính quyền thành phố Nam Kinh đã triển khai công nghệ nhận dạng khuôn mặt thông qua ba “biện pháp phòng thủ”, theo đó, các camera giám sát có độ phân giải cao sẽ được lắp đặt gần các đường cao tốc cấp tỉnh, thành phố; đường cấp huyện, và các đặc khu; trung tâm giao thông, bệnh viện, quảng trường công cộng.

Dựa theo tài liệu cho biết, người đi bộ sẽ bị camera quay liên tục với khoảng cách cứ mỗi 10, 20, hoặc 30 phút.

Trong kế hoạch triển khai, tuyên bố về “công nghệ an ninh công cộng và quản lý bảo vệ” thực chất là đưa ra một hệ thống giám sát toàn quốc của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Vào tháng 7 năm 2020, cảnh sát thành phố Vũ Hải, Nội Mông, đã công bố một báo cáo tóm tắt về “thành tích” mà họ đã đạt được trong dự án “Mắt sắc” (Sharp Eyes) tại địa phương — một chương trình giám sát nhắm vào các khu vực nông thôn bao gồm các quận, thị trấn và làng mạc.

Sáng kiến lần đầu tiên được hình thành vào năm 2008 trong một tài liệu của Đảng Cộng sản Trung Quốc về kế hoạch “hồi sinh nông thôn”.

Cũng như 20 triệu camera “Skynet” đã được lắp đặt khắp các khu vực đô thị của Trung Quốc, “Dự án Sharp Eyes” được coi là một biện pháp an toàn công cộng để giúp chống tội phạm hiệu quả hơn.

Theo báo cáo, dự án đã ghi nhận thành công chụp được 1.158 bức ảnh về các “mục tiêu chính” khác nhau của địa phương. Hệ thống đã xác định hơn 60 mục tiêu cho “An ninh nội địa” tại địa phương và hơn 10 người bị cáo buộc tội phạm. Văn phòng Cục An ninh Nội địa Trung Quốc tạo thành một lực lượng cảnh sát mật có nhiệm vụ vô hiệu hóa các cá nhân mà Đảng Cộng sản cho là mối đe dọa chính trị.

Những “mục tiêu chính” như vậy thường là những người bất đồng chính kiến, chẳng hạn như những người khiếu kiện, những người tìm cách giải quyết khiếu nại của họ với chính quyền, tôn giáo thiểu số và các nhà hoạt động nhân quyền.

Trong một báo cáo ngày 14 tháng 1 năm 2019 của Bitter Winter, một tạp chí về tự do tôn giáo và nhân quyền ở Trung Quốc, người dân địa phương ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây cho biết: “ĐCSTQ đã giám sát chúng tôi tại nhà của chúng tôi, chúng tôi có còn lại chút quyền riêng tư nào không? Nó giống như tất cả chúng ta bị buộc thòng lọng vào cổ. Tất cả chúng ta đang sống dưới kính hiển vi, và điều đó thật đáng sợ ”.

Lê Na

Theo The Epoch Times Singapore

Khoa học Công nghệ


BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc theo dõi người bất đồng chính kiến bằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt