Vị trí nhổ răng quyết định cơ quan nội tạng nào sẽ bị bệnh tiếp theo

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có một sự thật thú vị về mối quan hệ giữa răng và toàn bộ cơ thể: vị trí nhổ răng sẽ quyết định cơ quan nội tạng nào dễ mắc bệnh. Trong 40 năm kinh nghiệm lâm sàng, bác sĩ Kazuo Omine cho biết ông cũng nhận thấy tình trạng tương tự, sau khi thu thập dữ liệu từ Hiệp hội Nghiên cứu Nha khoa Toàn thân, ông thấy rằng mối quan hệ giữa vị trí nhổ răng và các bệnh liên quan đến nội tạng cao một cách đáng ngạc nhiên.

Hình ảnh minh họa sau đây minh họa mối quan hệ giữa răng và các cơ quan nội tạng. Nếu bạn đã từng đi nhổ răng, gần như chắc chắn bạn sẽ chợt nhận ra điều gì đó sau khi đọc bài viết này.

Hình ảnh minh họa sau đây minh họa mối quan hệ giữa răng và các cơ quan nội tạng.
Hình ảnh minh họa sau đây minh họa mối quan hệ giữa răng và các cơ quan nội tạng. (Ảnh qua tmj Wellness Center)

Răng nanh hàm dưới, răng hàm và cơ quan sinh sản

Những người từng nhổ răng nanh hàm dưới và hai răng hàm, hoặc đụng chạm dây thần kinh ở đó rất dễ mắc các bệnh lý liên quan đến đường sinh dục, tỷ lệ chính xác cao tới 90%.

Đặc biệt, răng nanh là răng thường bị nhổ đi trong quá trình chỉnh nha nên nhiều bệnh nhân nữ sau khi chỉnh răng thường bị u xơ tử cung, đau thể xác, u nang buồng trứng hoặc ung thư tử cung.

Nếu bạn từng nhổ những chiếc răng này, đồng thời mắc các bệnh phụ khoa thì nên đến phòng khám nha khoa để kiểm tra răng miệng. Có thể sử dụng phương pháp điều trị nha khoa để giảm bớt các triệu chứng liên quan tương ứng.

Nghiên cứu điển hình

Ông Kazuo Omine nói:

"Khi đang ăn tối với một người bạn nha sĩ, tôi nghe nói nữ nhân viên đi họp với bạn tôi mắc bệnh phụ khoa khó chịu từ mấy năm trước, sau khi kiểm tra răng thì phát hiện cô ấy đã từng nhổ răng hàm dưới để chỉnh sửa thẩm mỹ".

"Vài ngày sau, tôi chụp cắt lớp vi tính thì thấy vị trí nhổ có ổ sâu răng, sau khi tôi góp ý điều trị thì bệnh phụ khoa của người phụ nữ đã khỏi".

Răng cửa trên (răng cửa chính, răng cửa bên) và thận

Một số người nhổ răng cửa hàm trên (hai răng cửa chính và hai răng cửa bên) hoặc đụng chạm trực tiếp vào dây thần kinh tại vị trí đó đã mắc các bệnh liên quan đến thận khác nhau như viêm thận cấp và rối loạn chức năng thận.

Vì vị trí răng cửa hàm trên của một số người nhô cao, hình dáng không đẹp nên nhiều người sẽ lắp răng giả thay thế, tuy nhiên khi lắp răng giả thì răng thật bị cắt đến vị trí gần với dây thần kinh, đôi khi dây thần kinh cũng bị động đến.

Mặt khác, xu hướng bọc răng sứ đang rất thịnh hành gần đây, trong quá trình lắp cần phải lấy đi một số lượng lớn răng thật, dẫn đến khó tránh khỏi làm tổn thương dây thần kinh.

Tất nhiên, cũng có trường hợp lắp răng giả không phải vì quan niệm thẩm mỹ mà do tai nạn làm gãy răng cửa.

Tuy nhiên, đôi khi bệnh thận đã âm thầm xâm nhập vào cơ thể ngay cả khi không có triệu chứng. Nếu dây thần kinh răng cửa hàm trên bị tác động và có các triệu chứng liên quan thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Nghiên cứu điển hình

Bác sĩ Kazuo Omine nói:

"Cách đây một thời gian, tôi có xem phiếu tư vấn của một bệnh nhân nữ, cô ấy khám bệnh thận".

"Sau khi hội chẩn, phát hiện bệnh nhân bị động dây thần kinh răng cửa và lắp răng giả khi còn nhỏ, sau đó bệnh nhân có triệu chứng tụt răng giả nhiều lần và sưng, đau nướu nên phải tiến hành điều trị lặp lại".

"Để giảm tình trạng viêm nhiễm, tôi đã hướng dẫn nữ bệnh nhân điều chỉnh chế độ ăn uống như kiểm soát lượng đường, sau đó, nướu của cô không còn sưng và đau nữa, tình trạng rất ổn định, bản thân bệnh nhân rất vui".

Răng hàm trước của hàm dưới và ruột già

Răng hàm trước của hàm dưới là vị trí nhổ răng thường gặp nhất và cũng dễ bị động dây thần kinh nhất. Vì răng hàm trước là răng mọc đầu tiên nên khả năng bị sâu cũng cao hơn.

Đối với những người bị nhổ răng hàm trước hoặc bị động dây thần kinh, các bệnh thường gặp bao gồm ung thư đại trực tràng, polyp đại trực tràng, táo bón, tiêu chảy và các bệnh hoặc các vấn đề khác liên quan đến ruột già, đặc biệt là những bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng, hầu như đều đã từng trải qua điều trị răng hàm trước của hàm dưới.

Liệu pháp ăn kiêng được đánh giá có hiệu quả khá tốt đối với các bệnh về đại trực tràng.

Răng khôn

Răng khôn có mối liên quan đến hầu hết các cơ quan nội tạng.

Người Nhật Bản cho rằng nhổ răng khôn là chuyện tất yếu, nguyên nhân do răng khôn nằm ở vị trí khó chải, dễ bị sâu răng, nếu mọc lệch sẽ gây đau nhức.

Ngay cả khi bản thân răng khôn rất khỏe mạnh và không bị sâu, người ta cũng nhổ bỏ trước vì họ cho rằng nó "có thể gây đau trong tương lai".

Tuy nhiên, nhổ răng khôn khỏe mạnh không phải là quyết định khôn ngoan. Không những vậy, sau khi nhổ răng khôn sẽ tiềm ẩn những rủi ro đáng kể.

Bên dưới vị trí răng khôn mọc là ống thần kinh dưới mà các động mạch và dây thần kinh đi qua, nếu ống thần kinh bị tổn thương trong quá trình nhổ răng có thể gây ra những tổn thương không thể khắc phục được.

Răng khôn liên quan đến tất cả các cơ quan bên trong nên người ta hay nói rằng bệnh nhân sau khi nhổ răng thường trở nên kém sắc hơn. Vì vậy, không có răng nào trong toàn bộ khoang miệng là cần thiết hoặc nên được loại bỏ.

Mặc dù không có bất kỳ số liệu thống kê nào ở Nhật Bản chứng minh rằng răng khôn có liên quan đến bệnh nào, nhưng ông Kazuo Omine vẫn tin bệnh thấp khớp có mối quan hệ chặt chẽ với răng khôn.

Bác sĩ Kazuo Omine cho biết, trên thực tế, nhiều bệnh nhân bị bệnh thấp khớp ở phòng khám của ông cũng đã đến chữa bệnh sâu răng, sau khi điều trị, các triệu chứng bệnh thấp khớp của nhiều người đã được cải thiện, thậm chí biến mất.

Ngược lại, với những bệnh nhân bị ê buốt sau khi nhổ răng, ông sẽ kiểm tra chân răng xem có bị nhiễm trùng hay không.

Nghiên cứu điển hình

Bác sĩ Kazuo Omine cho biết, suy nghĩ của ông về mối liên hệ giữa răng khôn và bệnh thấp khớp bắt đầu hình thành khi tiếp xúc với một bệnh nhân cách đây hơn 20 năm.

Bệnh nhân này bị thấp khớp nặng, rất ngại đi lại, răng mọc lệch từ nhỏ và đã điều trị trong nhiều năm, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh thấp khớp đột ngột biến mất sau khi điều trị chiếc răng thứ 3.

Bệnh nhân cho biết: “Tôi không làm gì ngoại trừ việc điều trị răng, cũng không thay đổi chế độ ăn uống của mình. Điều đó thực sự không thể tin được!”

Ông Kazuo Omine nói: "Sau khi tôi nghe điều đó, tôi bắt đầu nghĩ rằng bệnh thấp khớp có thể liên quan đến răng".

Tại Hiệp hội Nha khoa Toàn thân, người ta cũng phát hiện hiện tượng tương tự, khi một bệnh nhân nhổ hết răng để thay răng giả đã khỏi bệnh thấp khớp mà không cần thuốc.

Bác sĩ Kazuo Omine cho biết, hiện vẫn còn rất nhiều bệnh nhân bị thấp khớp ở Nhật Bản, nếu bác sĩ thấp khớp và nha sĩ có thể hợp tác với nhau, ông tin rằng việc điều trị có thể đem lại hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, vị bác sĩ này nói thêm, liệu pháp ăn kiêng cũng có thể đem lại tác dụng cải thiện các triệu chứng thấp khớp, và ông sẽ tiếp tục nghiên cứu điều này.

Bài báo này được xuất bản dưới sự ủy quyền của Shimao Press, và được trích từ "Đau răng, tiết lộ cảnh báo sức khỏe của bạn: Bác sĩ nha khoa dạy bạn liệu pháp ăn kiêng có thể chữa khỏi bệnh nha chu đến ung thư", tác giả: Kazuo Omine.

Bảo Vy
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Vị trí nhổ răng quyết định cơ quan nội tạng nào sẽ bị bệnh tiếp theo